Bệnh giời leo là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Bệnh giời leo là bệnh lý ngoài da phổ biến, gây tổn thương da và rất dễ lây lan, nhất là trong các thời điểm thời tiết giao mùa. Nhiều trường hợp, giời leo gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống sau này của người bệnh. Vậy giời leo là gì? Cách chữa hiệu quả? Cùng tìm hiểu với Wikihoidap.org trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh giời leo là gì?

Giời leo (hay còn gọi là bệnh zona) là một bệnh thường kèm theo những đau đớn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng có thể phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo.

Bệnh giời leo thường xuất hiện vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao kết hợp với cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng yếu.

Bệnh giời leo hay “giời ăn” thường được gọi với tên khác là zona thần kinh do virus nhóm Herpes gây ra. Bệnh lý là tình trạng da bị tổn thương, đau rát và viêm nhiễm theo các dây thần kinh.

Giời leo xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân bị bệnh giời leo

Như đã nói ở phía trên, virus nhóm Herpes là nguyên nhân chính, cốt lõi khiến bị giời leo. Virus này sống trong môi trường, gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Ngoài ra, virus Herpes cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu, do vậy dù bệnh thủy đậu đã được chữa khỏi, nhưng rất có thể virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh.

Một khi hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm, virus tái hoạt động khiến giời leo xuất hiện.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố phụ làm tăng khả năng mắc bị “giời ăn” như:

  • Vào mùa mưa, độ ẩm cao thời tiết lạnh khiến virus phát triển.
  • Do không vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ.
  • Do sức đề kháng kém, virus dễ xâm nhập gây bệnh.
  • Do cơ thể bị mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng.

Triệu chứng bệnh

Bệnh giời leo có những dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau:

  • Tổn thương da đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có nhiều trường hợp rải rác khắp người.
  • Xuất hiện mụn nước cấp tính ở những vùng nhiễm bệnh. Thời gian đầu các mụn sẽ nhỏ li ti sau đó lan rộng thành từng mảng.
  • Sốt nhẹ do mệt mỏi vì phải chịu đau đớn cả bên trong và bên ngoài.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mắt. Tình trạng này khiến người bệnh bị chảy nước mũi, thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng khô mắt.

Biến chứng của bệnh giời leo là gì?

Giời leo là căn bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, song nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng và hệ lụy, cụ thể như sau:

  • Bệnh giời leo có thể gây đau dây thần kinh: Thông thường sau một tháng khi các vết tổn thương da biến mất thì bạn có thể sẽ xuất hiện hiện tượng đau thần kinh. Với những người trên 50 tuổi thường sẽ dễ bị hơn.
  • Khi bệnh giời leo không được chữa trị tích cực và kịp thời sẽ dẫn đến những viêm loét, mưng mủ, những nhiễm trùng gây nguy hiểm đặc biệt những tổn thương quanh mắt sẽ làm cho viêm giác mạc, viêm kết mạc, loét giác mạc, thậm chí có thể bị mù lòa nếu bệnh để quá lâu.
  • Một số tổn thương nặng về não, gan, phổi là những biến chứng ít gặp, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra nếu như căn bệnh này không được điều trị kịp thời.

Phân biệt bệnh giời leo và zona thần kinh

Khi tìm hiểu bệnh giời leo là gì nhiều người thường đặt câu hỏi bệnh giời leo và zona thần kinh có phải là một hay không?

Tuy nhiên, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.

- Tác nhân gây bệnh: Nếu nguyên nhân gây bệnh giời leo là do độc tố côn trùng thì nguyên nhân gây zona thần kinh là do virus.

- Vị trí: Giời leo thường bị ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân… Trong khi đó, zona xuất hiện theo dây thần kinh ngoại biên.

- Biểu hiện: Đối với bệnh giời leo, bệnh nhân thường có cảm giác bỏng rát còn zona thần kinh thường đau trước, trong và sau khi bị bệnh.

Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo là một bệnh không lây. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người bị bệnh giời leo (zona).

Cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả nhất

Như đã đề cập, bệnh giời leo nếu được điều trị đúng cách sẽ không gây bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng. Hiện tại, có khá nhiều phương thức giúp điều trị bệnh dứt điểm được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Dưới đây là những cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả nhất.

Bệnh giời leo và cách chữa bằng thuốc Tây

Ưu điểm của thuốc Tây trị giời leo là hiệu quả nhanh, các triệu chứng cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, một số thuốc Tây tích hợp hoạt chất hỗ trợ trị bệnh dứt điểm mà không để lại sẹo.

Cách thức sử dụng thuốc Tây đơn giản, phù hợp với quỹ thời gian hạn chế của phần lớn người bệnh nên phương thức chữa giời leo bằng thuốc Tây được sử dụng rất phổ biến.

Một số loại thuốc Tây phổ biến sử dụng chữa bệnh bị giời ăn như: Jarish, Kẽm oxit 10%, Dalibour cream, hồ nước, Begendrem, Fobancort…

Những thuốc này có tính kháng khuẩn khá cao nên có thể khiến da bị bào mòn, gây teo collagen. Do vậy, người dùng cần chú ý không nên dùng thuốc kéo dài, bôi diện rộng.

Lưu ý, người bệnh cần chắc chắn mình không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, người bệnh không được bôi thuốc quá gần vùng nhạy cảm như mắt, miệng…

Tốt nhất, người bệnh nên đi khám, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

Điều trị giời leo bằng Đông Y

Thuốc Đông Y có ưu điểm lành tính, không gây bất cứ kích ứng hay tác dụng phụ nào nên được khá nhiều người tin dùng.

Thuốc đi vào tạng phủ, điều trị tận gốc bệnh từ bên trong, ngăn cản tình trạng tái phát nhiều lần. Bên cạnh việc chữa bệnh, thuốc Đông Y còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.