CAGR là gì? Các thuật ngữ thường gặp trong kinh doanh?

Trong lĩnh vực tài chính kinh doanh chúng ta thường gặp những thuật ngữ chuyên ngành vì vậy để trở nên chuyên nghiệp, tự tin, thành công hơn bạn cần hiểu rõ được chúng. Vậy CAGR là gì? Các thuật ngữ thường gặp trong kinh doanh?

CAGR là gì? Các thuật ngữ thường gặp trong kinh doanh?

Trong lĩnh vực tài chính kinh doanh chúng ta thường gặp những thuật ngữ chuyên ngành vì vậy để trở nên chuyên nghiệp, tự tin, thành công hơn bạn cần hiểu rõ được chúng. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một thuật ngữ thường gặp – CAGR.

CAGR là gì?

CAGR là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Compounded Annual Growth rate có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm.

Thuật ngữ này được dùng trong kinh và đầu tư cụ thể cho thu nhập đầu tư thường niên trong một thời kỳ nhất định.

Có thể hiểu đơn giản CAGR được dùng để đo tỉ lệ hoàn vốn khi bạn thực hiện một đầu tư nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

CAGR thường được sử dụng để mô tả sự tăng trưởng qua một thời kỳ của một số yếu tố kinh doanh ví dụ như doanh thu, đơn vị cung cấp, người sử dụng đã đăng ký...

CAGR là gì?

Công thức tính CAGR:

CAGR(t0,tn )=(VtnVt0)1tn - t0-1

·Vt0 là giá trị đầu kỳ.

·Vtn là giá trị cuối kỳ.

·tn-t0 là số năm.

Cách tính CAGR trong excel:

● Tạo trực tiếp công thức CARG

● Sử dụng hàm POWER

● Sử dụng hàm RATE

● Sử dụng hàm IRR

Lũy kế, rate và yoy.

Để hiểu chính xác, tường minh và nắm rõ cách tính CAGR chúng ta cần tìm hiểu về những thuật ngữ xuất hiện trong chính cụm từ Compounded Annual Growth rate – Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm.

Lũy kế là gì?

  • Lũy kế ( Commulative) là khái niệm chỉ số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính tiếp trong phần hạch toán tiếp theo.

  • Công thức tính lũy kế:

        Lũy kế = lũy kế tháng trước + phát sinh trong kỳ này

Lũy kế là gì?

Ví dụ 1:

Định khoản trước A là: 3+3+4 = 10

Định khoản sau B là : 4+5+6 = 15

Định khoản tổng hợp C = A + B = 25.

Thì A chính là phần lũy kế trong định khoản của C.

Ví dụ 2:

Trong 1 doanh nghiệp:

Nợ tháng trước là 5 triệu, nợ tháng này là 1 triệu, tổng nợ của tháng này sẽ là 6 triệu. Vậy nợ tháng trước chính là lũy kế của số nợ tháng sau.

Để tính lũy kế trong excel người ta sử dụng hàm SUM

  • Lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế được hiểu là sự suy giảm về giá trị tài sản.

Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp mua máy móc thiết bị sử dụng cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, đến năm thứ 3 tài sản khấu hao hết giá trị sử dụng. So với cách viết, tính trên sổ sách và giá trị thu hồi tài sản lại thấp hơn thì ta có thể hiểu được trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn như thế nào và cách tính khấu hao dường như không phù hợp trong nhiều trường hợp.

Công thức tính lỗ lũy kế:

Lỗ lũy kế =  Giá trị ghi trên sổ của CGU – giá trị thu hồi của CGU

Trong đó CGU là một khối đơn vị sinh ra tiền.

Nếu không tính được giá trị thu hồi của một tài sản riêng lẻ thì nên tính giá trị thu hồi của toàn CGU và xác định lỗ lũy kế cho toàn bộ CGU.

Lỗ lũy kế của CGU sau đó phải được phân bổ cho từng tài sản.

Ví dụ: một lò nướng bánh pizza trong một quán pizza - lò nướng bánh pizza không tạo ra bất kỳ dòng tiền nào, nhưng lò nướng là một phần của một nhà hàng và giúp tạo ra dòng tiền của nhà hàng..

Vì vậy nếu bạn tính lỗ lũy kế cho toàn bộ quầy, bạn cần phân bổ sự mất mát này tới các tài sản riêng, bao gồm cả máy nướng pizza.

Rate là gì?

Rate có nhiều ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào loại tài sản:

1. Nếu là cặp tiền tệ thì "rate" là giá trị của đồng tiền cơ sở được thể hiện trên đồng tiền định giá.

2. Nếu là hợp đồng chênh lệch giá “rate” là giá trị tài sản cơ sở của hợp đồng được thể hiện bằng tiền tệ.

Rate là gì?

Ở đây ta nói đến Rate là hàm tính lãi suất. Trong excel, người ta sử dụng hàm rate như sau:

Cú pháp

RATE(nper, pmt, pv, [fv], [type], [guess])

Cú pháp hàm RATE có các đối số dưới đây:

· Nper: Bắt buộc. Tổng số kỳ hạn thanh toán trong một niên kim.

· Pmt: Bắt buộc. Khoản thanh toán cho mỗi kỳ và không đổi trong suốt vòng đời của niên kim. Thông thường, đối số pmt bao gồm tiền gốc và lãi, nhưng không chứa các khoản phí và thuế khác. Nếu pmt được bỏ qua, bạn phải đưa vào đối số fv.

· Pv: Bắt buộc. Giá trị hiện tại — tổng số tiền đáng giá ngang với một chuỗi các khoản thanh toán tương lai.

· Fv: Tùy chọn. Giá trị tương lai hoặc số dư tiền mặt bạn muốn thu được sau khi thực hiện khoản thanh toán cuối cùng. Nếu fv được bỏ qua, thì nó được giả định là 0 (ví dụ, giá trị tương lai của khoản vay là 0). Nếu fv được bỏ qua, bạn phải bao gồm đối số pmt.

· Type: Tùy chọn. Số 0 hoặc 1 chỉ rõ thời điểm thanh toán đến hạn.

Ví dụ:

Giả sử bạn muốn vay trả góp $8,000,000 trong 4 năm, nhân viên ngân hàng sau một hồi tính toán, phán rằng mỗi tháng bạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $200,000. Vậy ngân hàng đó tính lãi suất hằng tháng (hoặc lãi suất hằng năm) cho bạn là bao nhiêu ?

Lãi suất hằng tháng (dự đoán lãi suất là 10%/năm):

= RATE(4*12, -200000, 8000000) = 1%

Lãi suất hằng năm (dự đoán lãi suất là 10%/năm):

= RATE(4*12, -200000, 8000000)*12 = 9.24%

Tính lãi suất mỗi năm cho một khoản vay $1,000 trong 2 năm, mỗi năm phải trả $100, khi đáo hạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $1,200 ?

= RATE(2, -100, 1000, -1200) = 19

YOY là gì?

YOY viết tắt của year on year, có nghĩa là "so năm này với năm kế tiếp", sử dụng trong chuyên ngành tài chính - thương mại thì có nghĩa là "so với cùng kỳ năm trước"

YOY là gì?

Ví dụ:

Nói năm 2019 CPI cả nước tăng 4,45% so với cùng kỳ, thì đây chính là chỉ số yoy của CPI năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số yoy cho thấy sự so sánh tương quan giữa các số liệu nhằm chỉ ra tốc độ tăng trưởng, tổng quan ban đầu về vấn đề tài chính, kinh doanh.

Một ý nghĩa quan trọng của chỉ số yoy đó chính là cho chúng ta nhìn nhận về sự phát triển của các doanh nghiệp. Chỉ số yoy mà các doanh nghiệp đưa ra sẽ là một căn cứ để nhận định doanh nghiệp là doanh nghiệp tốt hay doanh nghiệp xấu. Do đó mà kết quả đầu tư cũng thay đổi theo.

Sau khi cùng nhau tìm hiểu về lũy kế, rate, yoy chúng ta đã có sự hiểu biết rõ ràng hơn về CAGR. Ngoài việc định nghĩa được các thuật ngữ một cách chính xác thì dựa vào các công thức đưa ra chúng ta có thể tự tính toán qua đó nhận định được tài chính, kinh tế,… Và việc xử lý các số liệu này trong bảng tính excel cũng trở nên đơn giản, dễ thao tác, thực hiện khi kiến thức cơ sở đã vững chắc.