CDN là gì? Tại sao CDN lại được sử dụng rộng rãi đến như vậy?

Một trong những thiết kế đang được nhiều “ông lớn” sử dụng để đảm đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định cho toàn bộ người dùng trên thế giới chính là CDN. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu CDN là gì, lợi ích nó mang lại ra sao và cách thức hoạt động của nó như thế nào. 

CDN là gì

CDN là gì?

CDN là viết tắt của Content Delivery Network, có thể hiểu là một hệ thống các server được đặt rải rác ở nhiều nơi, nhằm lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho người dùng. Đây là hệ thống đóng vai trò trụ cột trong việc phân phối nội dung của Internet. Có thể bạn chưa biết, dù bạn chưa biết về sự tồn tại của CDN thì mỗi ngày chúng ta đều đang tương tác với CDN khi: đọc báo mạng, mua sắm trực tuyến, xem các video trên YouTube hoặc xem tin tức trên mạng xã hội.

CDN là gì?

Bất kể những thao tác, bất kể những loại nội dung bạn tiếp cận hàng ngày là gì, bạn đều sẽ thấy sự hiện diện của CDN phía sau mỗi ký tự của văn bản, mỗi pixel hình ảnh và mỗi khung hình phim được chuyển đến máy PC và trình duyệt trên thiết bị di động.

Tại sao CDN lại được sử dụng rộng rãi đến như vậy?

Tại sao CDN lại được sử dụng rộng rãi đến như vậy?

Không phải ngẫu nhiên mà CDN lại được sử dụng rộng rãi. Sở dĩ, CDN nhận được sự tin tưởng và yêu thích của nhiều người chính là bởi nó giúp bạn giải quyết được khá nhiều vấn đề mà bạn đang gặp phải, trong đó quan trọng nhất phải kể đến đó là CDN giúp giải quyết vấn đề về tốc độ load của một trang web (độ trễ), sự chậm trễ gây phiền nhiễu xảy ra từ thời điểm bạn yêu cầu tải trang web đến thời điểm nội dung thực sự xuất hiện trên màn hình.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khoảng trễ này, tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, thời gian chậm trễ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách vật lý giữa bạn và hosting server của website. Rút ngắn khoảng cách vật lý này chính là nhiệm vụ của CDN với mục tiêu để cải thiện tốc độ rendering hiệu năng website.

CDN hoạt động như thế nào?

Để dễ dàng hiểu được tại sao CDN có thể tăng tốc độ tải cho hệ thống, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một ví dụ cụ thể dưới đây:

Giả sử server gốc website được đặt tại Hoa Kì, một người dùng A ở London muốn truy cập vào website của bạn. Lúc này, các gói dữ liệu phải đi qua khá nhiều lớp trên các lãnh thổ khác nhau trước khi đến đích. Vì vậy, A sẽ phải mất một khoảng chờ đợi cho quá trình hiển thị của nội dung. Điều này sẽ gây bực bội nếu A không đủ kiên nhẫn, và theo thống kê, thông thường khách truy cập sẽ rời bỏ website nếu thời trang tải trang lớn hơn 2s. 

Nếu bạn sử dụng CDN, truy cập này ngay lập tức sẽ được thực hiện thông qua một PoP địa phương tại Anh (Rõ ràng lúc này khoảng cách địa lí đã được rút ngắn lại), nhanh hơn rất nhiều khi request (yêu cầu) và responses (phản hồi) có khoảng cách là toàn bộ chiều rộng của Đại Tây Dương (Từ Anh đến Hoa Kì và ngược lại).

CDN hoạt động như thế nào?

Có thể thấy, CDN là  một công cụ cực kỳ hữu hiệu cho phép bạn tăng tốc độ tải cho hệ thống. Về bản chất, CDN đặt nội dung của bạn ở nhiều nơi cùng một lúc, cung cấp độ bao phủ tốt hơn cho user của bạn. 

Lợi ích của CDN

Tăng tốc độ tải trang

CDN được phát minh để giảm World Wide Wait (một sự nói lái biến tấu từ cụm www hoặc World Wide Web). CDN mang nội dung của bạn đến gần người dùng bằng cách sao chép hoặc phản chiếu nội dung ở "edge servers" - các máy chủ được triển khai tại các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Để truy cập nội dung, người dùng kết nối với các edge servers này, là nơi lưu trữ một ''bản sao được lưu trong bộ nhớ cache cục bộ'' của nội dung gốc, giúp cho trải nghiệm trực tuyến nhanh hơn.

Theo nghiên cứu hành vi người dùng của SOASTA, công ty Akamai Technologies Inc., gần 10% khách truy cập sẽ rời khỏi trang web nếu thời gian phản hồi chỉ tăng một giây và gần 30% sẽ không trở lại trang web chậm đó thêm một lần nào nữa. Chính vì thế, tốc độ nhanh hơn cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng giữ chân khách hàng cao hơn.

Tăng tính bảo mật cho website

Cơ sở hạ tầng cốt lõi của website lúc này sẽ được bảo vệ bởi tường lửa (firewall) phía sau cơ sở hạ tầng của CDN, chính vì thế CDN hoàn toàn có khả năng ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công có hại.

Không chỉ vậy, nhờ tính năng ẩn IP thật, CDN sẽ góp phần bảo mật địa chỉ IP khiến hacker không thể tìm được IP của bạn. Đây cũng là cách mà CDN bảo vệ website khỏi tấn công DoS/ DDoS.

Giúp giảm tải cho Server gốc

Nếu có quá nhiều khách truy cập cùng gửi requests truy xuất dữ liệu đến cùng một server gốc của bạn trong cùng một lúc thì đến một thời điểm  nào đó, server sẽ bị quá tải, gây nên tình trạng down, lag, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số nếu website của bạn là một trang thương mại điện tử, bán và giới thiệu sản phẩm,...

Tuy nhiên, nếu sử dụng CDN, lượng truy cập khổng lồ này sẽ được phân tán cho nhiều server có cùng dữ liệu tĩnh theo vị trí địa lý. Hiểu một cách đơn giản là thay vì request lên server gốc, trình duyệt sẽ gửi request lên một server khác. Như các phân tích ở trên, các request sẽ được gửi đến các server gần khách truy cập nhất. 

Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động

CDN giúp bạn giảm tải đáng kể băng thông phải sử dụng. Nhờ đó, chi phí băng thông tiết kiệm được, bạn có thể sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác trong kế hoạch kinh doanh của mình. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ không phải mất một khoản chi phí dành cho việc đầu tư để nâng cấp cho hệ thống máy chủ hiện tại.

Ngoài ra, thay vì phải trang bị máy chủ đặt tại các vị trí địa lí khác nhau, bạn chỉ cần sử dụng CDN để tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị và tập trung vào công việc kinh doanh của bạn. Tập trung thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao hơn!

Đối tượng nên sử dụng CDN

  • Những website có những giai đoạn cao điểm về lưu lượng truy cập, website chứa nhiều nội dung tĩnh (images, css, javascript).

  • Khoảng cách địa lý của server gốc và khách truy cập cách xa nhau. Hoặc website cần phân phối nội dung với chất lượng tốt cho các khách truy cập trên toàn thế giới.

  • Các agency, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức... thường xuyên phải phân phối nội dung là những Movies, Video clip, TVC… trên Internet, nhằm mục đích quảng cáo và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng.

  • Các doanh nghiệp có nhu cầu phải phát sóng trực tiếp, làm các chương trình livestream như: công ty tổ chức sự kiện, liveshow thời trang, ca nhạc, gameshow, show truyền hình thực tế real-time, các đài truyền hình, truyền hình trực tuyến...