-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Chỉ số P/E là gì? Cách tính chỉ số P/E chính xác và ý nghĩa chỉ số này
Khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường quan tâm tới chỉ số P/E qua đó quyết định danh mục đầu tư của mình. Vậy, chỉ số P/E là gì, nó cao hay thấp thì tốt?
Danh mục nội dung
Chỉ số PE - P/E là gì?
Chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER), một số tên gọi khác như tỷ số P/E, Hệ số P/E
P=price: giá thị trường
E=earning: thu nhập
Chỉ số P/E là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán
Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi.
Nhà đầu tư nổi tiếng coi trọng chỉ số P/E là John Neff…
Cách tính chỉ số P/E
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Công thức cụ thể như sau:
Tỷ số P/E = |
Giá thị trường một cổ phiếu |
Thu nhập bình quân trên một cổ phần |
Vì:
Thu nhập bình quân trên một cổ phần = |
Tổng thu nhập trong kỳ |
Tổng số cổ phần |
Nên cũng có thể tính tỷ số P/E theo cách sau:
Tỷ số P/E = |
Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu |
Tổng thu nhập trong kỳ |
Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.
P/E được tính toán dựa trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường. Vì vậy hệ số P/E cũng có thể biến động đột ngột giữa các thời kỳ.
Do vậy khi đưa ra quyết định đầu tư, cần xem xét P/E không chỉ trong một năm mà còn trong nhiều năm trước, hoặc so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng một nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng.
Ví dụ:
Nếu giá cổ phiếu của Vinamilk VNM bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500đ thì chỉ số P/E sẽ là 20 ( =150.000 / 7.500), điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong 1 năm. Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 10 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận.
Hiểu đơn giản: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi)
EPS là gì?
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.
Ý nghĩa chỉ số P/E
Hệ số P/E thấp có nghĩa là
-
Giá cổ phiếu đang ở mức thấp.
-
Lợi nhuận/cổ phiếu đang ở mức cao.
-
Hoặc công ty có vấn đề tài chính, có nguy cỡ vỡ nợ, phá sản.
Hệ số P/E quá cao có nghĩa là
-
Giá cổ phiếu trên thị trường đang ở mức cao.
-
Lợi nhuận/cổ phiếu đang ở mức thấp.
-
Cần quan sát và tìm hiểu kỹ các công ty có hệ số P/E qua cao.
Hệ số P/E <=20, thì bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu đó.
Vậy chỉ số P/E bao nhiêu là hợp lý?
Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.
Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Nếu bạn xem trọng P/E thì nên lưu ý các điều sau:
-
Công ty phát triển nhanh hay không? - Nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao
-
Chỉ số P/E của ngành ra sao? - So sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa
-
Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? - Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
-
Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp - Rủi ro về tài chính như nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
Thông thường, P/E từ 5-12 là bình thường. Khi bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện tại P/E > 15, bạn phải đảm bảo đây là công ty chất lượng tốt, hoặc bạn định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác.
P/E cao thường mang tính rủi ro hơn so với P/E thấp, P/E cao cũng thường gắn liền với những công ty tăng trưởng, P/E thấp là đặc tính thường thấy của cổ phiếu giá trị.
Lãi ròng là gì?
Bản chất lãi ròng ( lợi nhuận ròng ) là nó được tính bằng lợi nhuận gộp khi đã trừ đi các khoản chi phí bên ngoài như nhân công , quản lý, kho xưởng, thuế phải nộp của một doanh nghiệp .
Tại sao phải tính lãi ròng?
Người ta tính lãi ròng là để thống kê được lợi nhuận của cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận không và tính được sự tăng trưởng của doanh nghiệp đó có tăng không hay là thua lỗ để có thể kiểm soát được và cải thiện hay thay đổi chiến lược kinh doanh .
Vậy lợi nhuận ròng được tính như thế nào ?
Công thức tính lợi nhuận ròng là gì
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận tổng – các khoản chi phí quản lý, và bán hàng… – và các loại thuế phải nộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần (tiếng anh còn gọi là net sales) – Giá vốn hàng bán (tên tiếng anh gọi là cost of good sold).