Trùng sốt rét, đặc điểm và chu kỳ sinh học của trùng sốt rét

Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm chết người, reo giắc bao nỗi kinh hoàng cho con người, nhất là người dân sống ở các khu vực đồi núi, vùng sâu, vùng xa, nơi rừng thiêng nước độc. Bệnh này liên quan chặt chẽ đến môi trường sống, vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Các phòng ngừa, nhận biết? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của Wikihoidap.org nhé!

Trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi của ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp bào tử, chúng ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả.

Môi trường phân bố

Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:

1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.

2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.

3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.

4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi.

Đặc điểm trùng sốt rét

 Trùng sốt rét là nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét ở người. Loại trùng này sống ký sinh trong máu người và ở thành ruột. Cấu tạo của chúng khá đơn giản, không có bộ phận di chuyển và không bào. Trùng sốt rét thực hiện dinh dưỡng thông qua màng tế bào.

Vòng đời của trùng sốt rét:

  • Đầu tiên, trùng sốt rét sẽ được mỗi anophen truyền vào máu người.
  • Tiếp theo, chúng chui vào và kí sinh ở hồng cầu sau đó sinh sản để tạo ra trùng sốt rét mới.
  • Trùng sốt rét mới lại tiếp tục chui vào và phá hủy hồng cầu.

Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét.

Cách lây truyền

Bệnh sốt rét được lây truyền qua đường máu và có 4 phương thức để lây truyền:

- Muỗi truyền nhiễm: Đây là phương thức chủ yếu của căn bệnh sốt rét.

- Truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

- Mẹ truyền sang con do nhau thai bị tổn thương (hiếm).

- Tiêm chích: Sử dụng kim tiêm có dính máu của ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

Chu kỳ phát triển trong cơ thể người

(chu kỳ sinh sản vô tính)

Giai đoạn ở gan

Khi muỗi đốt người, thoa trùng (ở trong tuyến nước bọt muỗi) chui qua mạch máu để lưu thông trong máu. Sau 30 phút, thoa trùng vào gan để phát triển trong tế bào gan thành thể phân liệt (10 - 14 ngày), sau đó phá vỡ tế bào gan và  giải phóng ra các mảnh trùng. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền hồng cầu.

Với P.falciparum, tất cả mảnh trùng đều vào máu và phát triển ở đó. Còn P.vivax và P.ovale, ngoài sự phát triển tức thì của các thoa trùng để thành thể phân li ệt, còn có sự phát triển muộn hơn của một số thoa trùng khác. Những thoa trùng này không phát triển ngay thành thể phân liệt mà tạo thành các thể ngủ. Các thể ngủ phát triển từng đợt thành phân liệt, vỡ ra và giải phóng những mảnh trùng vào máu gây nên nhữ ng cơn tái phát xa (thể ngoại hồng cầu).

Giai đoạn ở máu

Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu, lúc đầu là thể tư dưỡng rồi phát triển thành phân liệt non, phân liệt già. Thể phân liệt già sẽ phá vỡ hồng cầu giải phóng ra những mảnh trùng. Lúc này tương ứng với cơn sốt xảy ra trên lâm sàng.

Hầu hết các mảnh trùng này quay trở lại ký sinh trong các hồng cầu mới, còn một số biệt hóa thành những thể hữu giới, đó là những giao bào đực và giao bào cái.

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Biện pháp phòng chống dịch

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.