-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Copywriter và Copywriting là gì? Làm Copywriter khó hay dễ?
Hôm vừa rồi đi họp lớp cũ, có một người bạn nói chuyện với em bạn ấy đang làm Copywriter, viết bài quảng cáo cho các công ty. Một số bạn bảo rằng Copywriter thì không lâu dài vì ai cũng làm được. Sự thật là thế ạ? Anh chị nào có thể giải thích cho em biết Copywriter là gì, Copywriting là gì và những tiêu chí đánh giá nó được không ạ?
Danh mục nội dung
Copywriter, Copywriting là gì?
Copywriting là một hoạt động sao chép văn bản hiện nay thường được sử dụng phổ biến trên hệ thống máy tính. Chúng phục vụ chủ yếu cho mục đích quảng cáo, marketing hoặc tiếp thị một số sản phẩm, loại mặt hàng, phổ biến quy mô rộng ý tưởng, ý kiến của một tổ chức hoặc quảng bá kinh doanh. Khán giả là người đọc, người nghe, người nhận văn bản, phải được thuyết phục khi đọc bài của các copywriter thì họ mới có thể mua sản phẩm đang quảng cáo, đăng ký dịch vụ, bày tỏ quan điểm tương đồng với người viết trước một vấn đề hoặc luồng ý kiến.
Copywriter là một khái niệm để chỉ những người hoạt động trong ngành nghề nói trên, nghĩa là việc sao chép và thiết lập lại văn bản trên một văn bản đã có sẵn sao cho không được quá trùng lặp với văn bản gốc nhằm mở rộng quảng cáo đẩy mạnh marketing cho một doanh nghiệp tổ chức.
Đa số các copywriter đã từng hoặc đang là nhân viên trong ban truyền thông hoặc cơ quan quảng cáo, các phòng ban liên quan đến marketing, các công ty cửa hàng lớn cần hoặc liên quan đến tiếp thị. Bên cạnh đó copywriters cũng có thể còn là người từng làm trong đài truyền hình hoặc các cơ quan cung cấp cáp quang, cơ quan báo chí, nhà xuất bản sách tạp chí, v.v…
Copywriters cũng có thể đóng vai trò là các nhà cung cấp nhà thầu độc lập tự do trong một dự án hoặc trong các hợp đồng riêng biệt với khách hàng, hoạt động tại chính văn phòng của khách hàng hoặc làm việc riêng với họ theo từng mức thời gian mà không cố định lâu dài và không thông qua bất cứ một cơ quan trung gian nào.
Tính chất công việc của các copywriters mang tính lưu động cao và có thể làm tại nhà mà không cố định thời gian miễn là chỉ cần có hợp đồng đã được thỏa thuận với khách hàng từ trước và sau đó họ hoàn thành đúng hẹn là được.
Cũng có thể copywriters nhận làm đối tác hoặc nhân viên trong các cơ quan chuyên ngành copywriting, họ làm việc lâu dài với một mức lương ổn định và thời gian cố định.
Đặc điểm của các cơ quan chuyên ngành này là sự liên kết độc đáo giữa copywriting với một loạt các dịch vụ liên quan đến vấn đề biên tập, các vấn đề chỉnh sửa nằm trong bộ phận chăm sóc khách hàng và tư vấn giải đáp qua tin nhắn, truyền thông xã hội, báo chí. SEO phát triển các bản chỉnh sửa và các bản sao chỉnh sửa của sản phẩm kiểm tra bố trí và thiết kế thực tế. Thông thường những công ty lớn thường sẽ có một tập thể riêng chuyên về mảng copywriting.
Copywriting cũng như Copywriter một từ nghĩa tiếng Anh khá thông dụng và có cách đọc gần tương đương với Copyright mang nghĩa chỉ những nhà sản xuất và xuất bản sách chịu bản quyền của tác phẩm đối với tác giả gốc.
Trong bài viết này ta đang để cập đến copywriting liên quan nhiều đến quảng cáo và tiếp thị. Vì thế người dùng cần phải rất cẩn thận khi sử dụng từ để tránh nhầm lẫn.
Làm Copywriter khó hay dễ?
Đa số mọi người thường có một quan niệm sai lầm đó chính là nghĩ rằng việc làm copywriter làm một công việc vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể làm copywriters được. Copywriter yêu cầu yếu tố sáng tạo tương đương với một tác giả của một bài viết như bình thường vì thế cũng không ngạc nhiên khi hoạt động của copywriter vẫn được xếp vào trong đội ngũ sáng tạo rồi.
Một copywriter cần chịu trách nhiệm hoàn toàn vào bài quảng cáo của mình, đặc biệt là phần nội dung có thể ở dưới dạng nhiều hình thức khác nhau chưa nhất thiết chỉ có thể bằng văn bản mà có thể bằng lời nói, hình ảnh, video và bao gồm cả bản sao tới khách hàng.
Copywriter cũng giống như xây dựng một tiết mục nghệ thuật vậy. Mỗi một câu chuyện mang những tình huống khác nhau, nhân vật khác nhau, thông điệp khác nhau thì mỗi một bài quảng cáo cũng như vậy.
Mỗi một bài quảng cáo như một thức uống được chế tạo một cách vô cùng công phu sao cho gây được hứng thú với người đọc, tạo được tiếng vang, giống như một bài hát hay đi vào lòng người để người đọc nảy sinh những cảm xúc tích cực và cảm thấy ấn tượng với bài viết của bạn.
Bên cạnh một cốt truyện hay, bạn còn cần tìm đến những view đẹp để đóng, cũng giống như việc sưu tầm hình ảnh cho bài quảng cáo thêm sinh động. Trong tất cả những khâu này, cần có sự liên kết và hợp tác bền lâu thường xuyên giữa các copywriters trong cùng một ban để có thể cải thiện công việc.
Những việc cần làm của một Copywriter chuyên nghiệp
Trước hết cần xem xét nhóm đối tượng mà sản phẩm của công ty bạn đang hướng tới. Liệu đối tượng ấy là già hay trẻ, nam hay nữ, thiếu niên hay thanh niên? Sau khi nắm chắc được thông tin đối tượng mới tiến đến việc viết bài để xây dựng ý tưởng hay, nội dung bài viết phù hợp với độ tuổi và đánh được vào tâm lý người sử dụng.
Việc cập nhật thường xuyên những đề tài mới cũng là một tip vô cùng hay để tăng thêm ý tưởng và nâng cao sự sáng tạo của bạn. Những đề tài mới thường là những hot trend đang được nhiều người để ý.
Nắm bắt được những trend ấy, bạn sẽ nắm trong tay cả một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó nên thường xuyên ghé thăm các website của các công ty khác đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh để xem xét, rút kinh nghiệm và học hỏi thêm được nhiều điều mới.
Bố cục của một bài quảng cáo đích thực
Bố cục của một bài viết quảng cáo hay marketing của một copywriter cần phải đảm bảo những yêu cầu của một bài chuẩn SEO như bình thường trong đó:
Một title hấp dẫn sẽ dễ dàng lấy được ấn tượng và thu hút nhiều người đọc bài hơn, title phải chứa đầy đủ những từ khóa là những điều mà khách hàng đang tìm kiếm nhưng cũng vẫn phải đủ cô đọng súc tích, không gây loãng bài.
Mật độ từ khóa nên được chú trọng xuyên suốt bài. Title đương nhiên cần chứa từ khóa, sau nó hay khéo léo lòng các từ khóa chính và từ khóa phụ sao cho chúng chiếm khoảng 2-4% toàn bộ nội dung bài viết. Bên cạnh đó, sự phân bố từ khóa cũng là yếu tố quan trọng giúp bài viết lên top Google, từ khóa phải được phân bố đều từ trên xuống dưới để khách hàng dễ dàng nắm bắt.
Nội dung bài viết cần chất lượng và cung cấp đầy đủ thông tin đến khách hàng hoặc người tìm kiếm, gây được ấn tượng và thiện cảm.
Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn.