CTO là gì? CTO là chức vụ nào trong công ty?

CTO được xem là một chức vụ mà nhiều người hiện nay mong muốn đạt được. Tuy nhiên vẫn còn không ít người thắc mắc thuật ngữ CTO có nghĩa là gì và đấy là vị trí nào trong công ty.  Vậy CTO là gì? CTO là chức vụ nào trong công ty?

CTO là gì? CTO là chức vụ nào trong công ty?

CTO là gì?

CTO là từ viết tắt của "Chief Technology Officer" dịch sang tiếng Việt có nghĩa là "Giám đốc công nghệ".

Người nắm giữ chức vụ CTO trong công ty có trách nhiệm quản lý cấp cao, điều hành về các vấn đề khoa học và công nghệ. Người này lên kế hoạch cải tiến công nghệ trong công ty để tăng hiệu quả, năng suất cũng như giảm chi phí hoạt động liên quan tới khoa học trong công ty. Nói tóm lại là giúp công ty phát triển hơn nhờ vào tiến bộ khoa học công nghệ.

CTO là gì?

Công việc của giám đốc công nghệ - CTO

Tên gọi đã phần nào nói lên công việc chính của một CTO.

Những người là CTO thường là chức vụ “dưới một người, trên trăm người”. Có nghĩa là họ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành (CEO) của công ty. Nhiệm vụ chính của họ là quản lý, kiểm tra quá trình hoạt động của mảng kỹ thuật, công nghệ của công ty. Sau đó, CTO sẽ báo cáo cho CEO về tình hình , tiến độ cũng như đưa ra các giải pháp để các phòng ban kỹ thuật làm việc có hiệu quả hơn.

Công nghệ kỹ thuật là một phần không thể thiếu của mỗi công ty, nhất là trong thời đại công nghệ hiện đại 4.0 hiện nay. Bất kể cho dù bạn kinh doanh lĩnh vực gì, không có công nghệ, công việc của bạn trở nên rất khó khăn. CTO chính là người giám sát đội ngũ kỹ thuật.

Thông thường thì CTO, đặc biệt là các doanh nghiệp Start-up sẽ phải làm rất nhiều công việc như nghiên cứu thị trường, nhu cầu của con người, các kế hoạch bán hàng, marketing online cũng là một phần trong những nhiệm vụ của CTO. Theo đó, CTO phải là người đưa ra quyết định nên áp dụng xu hướng công nghệ nào hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ,...

Công việc của giám đốc công nghệ - CTO

Là một CTO, bạn cần có phẩm chất gì?

Thiết lập phương hướng

Bạn sẽ không thể thuyết phục được bất kì ai nghe theo mình nếu không cho họ thấy được giá trị mà nó mang lại.

Đặt ra nhiệm vụ vì nhân viên của bạn sẽ không biết họ cần làm những gì. Đây là trách nhiệm của bạn để giúp công ty có thể đạt được mục tiêu cuối cùng.

Đưa ra quyết định

Là một người lãnh đạo đôi khi nó thật sự không dễ chút nào nhưng bạn phải làm vì mục tiêu và lợi ích chung.

Phát triển nhân lực

Việc chọn đúng “những người khác” sẽ tạo ra sự khác biệt giữa thành và bại.

Thúc đẩy nhân viên (và tất cả mọi người khác) bởi vì chúng ta chỉ thật sự làm việc tốt khi có động lực và trách nhiệm.

Thiết lập và duy trì các nhóm trong một công ty

Vì khi bạn dẫn dắt nhiều người, họ cần phải có thể làm việc cùng nhau hiệu quả. Nếu không thì tập thể đó sẽ chỉ biết tranh đấu và phá hủy mọi thứ.    

Xây dựng văn hóa công ty

Một trong những nhiệm vụ để bảo đảm mọi thứ trong công ty không bị chệch hướng.

Giao tiếp

Nó bao gồm lắng nghe, thuyết phục và tạo điều kiện. Cách duy nhất để mang sức ảnh hưởng của bạn lên công ty và những nhân viên xung quanh.

Là một CTO, bạn cần có phẩm chất gì?

Kiểm soát thời gian

Trong tất cả các rào cản đối với việc lãnh đạo hiệu quả, việc tổ chức lại quĩ thời gian của bạn có lẽ là khó khăn nhất để đạt được.

Có quá nhiều thứ mà bạn cần phải chú tâm tới cũng như những bài toán cần được giải quyết. Do đó, một người lãnh đạo tốt sẽ cần biết sử dụng thời gian của mình hợp lí nhất có thể.

Phân biệt CTO và CIO

Đã không ít người có quan niệm chưa chuẩn xacs về CTO và CIO nên hay lẫn lộn 2 chức danh này. Để rõ ràng hơn, chúng ta hãy xem xét các chức năng chính của 2 vị trí CTO và CIO dưới đây:

Lĩnh vực công việc của CTO

Là 1 CTO thì sẽ quan tâm chủ yếu đến các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật, bao gồm:

  • Xác lập công nghệ mới được ứng dụng trong tương lai và tỷ trọng của nó.

  • Phân tích ảnh hưởng và lựa chọn công nghệ nền để ứng dụng trong tương lai.

Ví dụ, CTO ngành viễn thông di động cần xác lập tỷ trọng và khả năng hội tụ giữa mạng không dây, WIMAX và các dịch vụ (DV) viễn thông truyền thống (VD đường cố định, Internet). Còn CTO ngành DV tài chính xác lập tỷ trọng của việc hội tụ giữa Internet Banking, Mobile Banking, các DV tài chính cá nhân, các DV thẻ và các DV truyền thống.

  • Đảm bảo chất lượng công nghệ của các DV đang cung cấp.

Ví dụ, CTO trong ngành viễn thông sẽ đảm bảo chất lượng cuộc gọi, còn CTO của ngành ngân hàng sẽ đảm bảo được việc sẵn sàng 24/24 của các máy ATM với thẻ Connect 24.

  • Đảm bảo việc phát triển công nghệ mạng lưới bao phủ vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh cao, các DV chủ yếu cho số đông thì việc đảm bảo phát triển công nghệ mạng lưới sẽ giúp DN nhanh chóng vượt qua đối thủ, tăng trưởng doanh thu. Điều này phải được đảm bảo từ cấp cao nhất là CTO.

  • Lập lịch triển khai ứng dụng các công nghệ mới

  • Tối thiểu hóa các vấn đề liên quan tới công nghệ mạng lưới

  • Xác lập các tình huống và giải pháp cho thời điểm “đỉnh” (thời điểm tất cả các khách hàng đồng thời sử dụng DV)

  • Đảm bảo chất lượng của các DV gia tăng.

Ví dụ CTO của ngành thông tin di động sẽ quan tâm tới Voicemail (thư thoại), SMS (nhắn tin), Prepay (trả trước), còn CTO của ngân hàng sẽ quan tâm đến E-Banking, SMS Banking hoặc E-Wallet...

Lĩnh vực công việc của CIO

Nếu CTO xác lập rõ ràng các công việc của mình gắn với công nghệ và kỹ thuật thì CIO lại gắn công việc của mình với các hệ thống có tính chất khái quát hơn.

CIO trong DN sẽ tập trung phần lớn công việc của mình vào việc thiết kế hệ thống thông tin DN, phát triển các ứng dụng, xây dựng các kho dữ liệu cho toàn công ty, triển khai và bảo trì các hệ thống ứng dụng (như ERP, CRM, SCM...) Bên cạnh đó, CIO cần trả lời những câu hỏi lớn sau:

  • Phân định và hợp tác với CTO trong các vấn đề liên quan tới DV dữ liệu?

  • Công ty đã lựa chọn được các đối tác tốt nhất?

  • Hiệu quả đầu tư từ lĩnh vực IT thế nào?

  • Nên mua sắm, thuê ngoài hay tự phát triển các ứng dụng CNTT?

  • Bản thân hệ thống thông tin đã thực sự phục vụ công tác điều hành quản lý DN?

  • Hệ thống thông tin đã được sắp xếp và sát với các lĩnh vực kinh doanh chưa?

  • Các quyết định được ra không cần sự hỗ trợ đầu vào từ CNTT?

  • Hoạch định luồng thông tin trong DN, quy hoạch và xây dựng hệ thống các ứng dụng sao cho hợp lý.

  • Hệ thống ứng dụng lõi (CORE) của DN (VD: DN viễn thông là hệ thống Billing, hệ thống Ngân hàng là Core Banking, hệ thống cho các công ty bán lẻ là Core Retail Trading... )

  • Tích hợp với các hệ thống nền (back Office) như hoạch định nguồn lực (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), quản lý nhân sự (HRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và hệ thống báo cáo đa chiều trong DN (Business Intelligence-BI).