Cưỡng bức là gì? Phân biệt cưỡng bức và cưỡng chế

Wikihoidap.org xin gửi đến các bạn bài viết dưới đây, bản tổng hợp những thông tin chi tiết xoay quanh “cưỡng bức”.

Trong cuộc sống, con người thường nhắc tới những cụm từ liên quan đến ”cưỡng bức”, đơn cử  cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma túy hay cưỡng bức lao động.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ khái niệm cưỡng bức, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa cưỡng bức, cưỡng ép và cưỡng chế. Để giúp bạn đọc thông hiểu thuật ngữ, Wiki hỏi đáp xin gửi đến các bạn bài viết dưới đây, bản tổng hợp những thông tin chi tiết xoay quanh “cưỡng bức”.

1. Cưỡng bức là gì?

Cưỡng bức là hành vi sử dụng vũ lực, thủ đoạn hoặc sự đe dọa nhằm uy hiếp tinh thần của một người nào đó, ép buộc họ phải thực hiện hoặc cấm không cho thực hiện một điều gì đó đi ngược lại với mong muốn của người ấy.

Theo nhà nước Việt Nam, hành vi cưỡng bức chỉ hợp pháp khi chúng được thực hiện bởi người có thẩm quyền và được đồng ý bởi pháp luật, tiêu biểu như cưỡng bức dỡ bỏ căn nhà xây dựng trái phép, cưỡng bức đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh trái pháp luật.

Tuy nhiên, cưỡng bức thường được biết đến với hành vi tiêu cực, thậm chí là phạm tội, đơn cử cưỡng bức kết hôn, cưỡng bức giao cấu không có sự đồng thuận, cưỡng bức trẻ em phạm tội và cưỡng bức chiếm đoạt tài sản.

2. Cưỡng ép là gì?

Sử dụng sức mạnh tinh thần hoặc vật chất, cưỡng ép là hành vi bắt buộc một ai đó phải làm hoặc không làm một công việc nào đó trái với ý muốn, tôn chỉ của họ. Cưỡng ép vì vậy là hành vi bất hợp pháp.

Nhìn chung, hành vi cưỡng ép nhằm mục đích ép buộc cá nhân thực hiện hành động cụ thể nếu không muốn bị thiệt hại về quyền lợi, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm hay tài sản.

3. Phân biệt cưỡng bức với cưỡng chế

Dù mang nét nghĩa tương đồng, cưỡng bức và cưỡng chế vẫn là hai phạm trù khác biệt, cụ thể như sau:

Tiêu chí phân biệt

Cưỡng bức

Cưỡng chế

Định nghĩa

Cưỡng bức là hành vi sử dụng vũ lực, thủ đoạn hoặc sự đe dọa nhằm uy hiếp tinh thần của một người nào đó, ép buộc họ phải thực hiện hoặc cấm không cho thực hiện một điều gì đó đi ngược lại với mong muốn của người ấy.

Cưỡng chế là hành vi áp dụng quyền lực để bắt buộc cá nhân, tổ chức phục tùng mệnh lệnh hoặc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nào đó theo quyết định được ban hành bởi cơ quan nhà nước sở hữu thẩm quyền. Trong quản lý đất nước, cưỡng chế là một phương pháp quen thuộc.

Chủ thể

Bất kỳ cá nhân, nhóm người hay tổ chức nào đó tồn tại trong xã hội đều có thể thực hiện hành vi cưỡng bức.        

Những cá nhân, cơ quan và tổ chức có thẩm quyền cũng như được pháp luật bảo đảm thì mới có quyền thực hiện cưỡng chế.

Đối tượng

Bất kỳ ai trong xã hội đều có thể bị cưỡng bức.

Những cá nhân, cơ quan và tổ chức không thực hiện đúng quy định, mệnh lệnh của pháp luật đều bị xử lý theo hình thức cưỡng chế.

Mục đích

Hành vi cưỡng bức được thực hiện nhằm mục đích xấu xa, trục lợi.

Hành vi cưỡng chế được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ an toàn và lợi ích của công dân trong xã hội.

Ví dụ

Cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức sử dụng trái phép chất ma túy và cưỡng bức lao động.

Cưỡng chế dân sự, cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế hình sự và cưỡng chế hành chính.

4. Lao động cưỡng bức

Từ khái niệm cưỡng bức, Wikihoidap.org sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa, dấu hiệu cùng tình trạng lao động cưỡng bức.

4.1. Định nghĩa lao động cưỡng bức

Là hành vi vi phạm pháp luật, lao động cưỡng bức hay còn gọi là cưỡng bức lao động đề cập tới tình trạng người lao động bị ép phải làm việc trái ý muốn, hợp đồng lao động của bản thân.

Việc này xảy ra do tác động bởi vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn tinh vi gồm giữ giấy tờ tùy thân, lạm dụng tình dục, giữ tiền lương, cô lập và nợ tích lũy.

Khi bị cưỡng bức lao động, con người không chỉ mất quyền làm chủ bản thân, phẩm giá cũng như sự tự do mà còn bị bóc lột sức lao động, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm và danh dự của người bị bóc lột.

Thông thường, những đối tượng lao động hay trải qua cưỡng bức là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người lớn tuổi.

4.2. Dấu hiệu của cưỡng bức lao động

Để đánh giá, xác nhận hành vi cưỡng bức lao động, người lao động cần chú ý tới những dấu hiệu nhận biết sau đây:

- Lạm dụng tình trạng, cuộc sống khó khăn của người lao động: Do thiếu trình độ hoặc kiến thức, một bộ phận người lao động dễ dàng bị lợi dụng thông qua các hành động như áp đặt thời gian làm việc quá nhiều, giữ tiền lương trái pháp luật.

- Lừa gạt: Đây là hành vi người sử dụng lao động không thực hiện, tuân thủ theo lời hứa hoặc điều khoản ghi trên hợp đồng với người lao động. Sự lừa gạt có thể xảy ra trên phương diện thu nhập, môi trường làm việc, điều kiện làm việc hoặc loại hình công việc.

- Hạn chế việc đi lại: Dấu hiệu này bộc lộ qua việc người lao động không có quyền tự do di chuyển, họ bị nhốt và giám sát chặt chẽ bởi người sử dụng lao động.

- Bị cô lập: Nạn nhân của cưỡng bức lao động thường bị cô lập ở những khu vực hẻo lánh, khó tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Thêm vào đó, họ cũng có thể bị giam cầm và tịch thu các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính nhằm ngăn cản việc người lao động tìm kiếm sự giúp đỡ. Dấu hiệu này thường xảy ra tại cơ sở lao động bất hợp pháp

 - Bạo lực, lạm dụng thân thể và tình dục: Việc ép buộc người lao động sử dụng chất cồn, ma túy hay thực hiện công việc không tồn tại trên hợp đồng lao động như quan hệ tình dục, hứng chịu bạo lực đều là hành vi cưỡng bức lao động.

- Bị đe dọa, bắt nạt: Khi gặp phải tình trạng lao động cưỡng bức, nạn nhân có nguy cơ trải qua sự đe dọa, lăng mạ hay áp đặt tâm lý khiến họ trở nên sợ hãi, hoảng loạn và cam chịu.

Sự đe dọa có thể xuất hiện trên nhiều khía cạnh, đơn cử đe dọa quỵt tiền lương, đe dọa tố cáo với cơ quan xuất nhập cảnh hoặc đe dọa sa thải.

- Giữ giấy tờ tùy thân: Đây là một dấu hiệu của lao động cưỡng bức nếu người lao động không nhận được giấy tờ tùy thân khi yêu cầu. Việc này có thể gây ra khó khăn trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc.

- Giữ tiền lương: Khi tiền lương bị giữ, không được trả theo quy định và người sử dụng lao động áp dụng biện pháp này nhằm ép buộc người lao động ở lại làm việc, từ chối trả lương thì đó chính là cưỡng bức lao động.

- Lệ thuộc vì nợ: Nếu khoản nợ bị nhân lên, tăng một cách bất thường khiến người lao động bắt buộc phải ở lại làm việc thì đây có thể là dấu hiệu của cưỡng bức lao động.

- Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng: Dù không hoàn toàn thể hiện tình trạng cưỡng bức lao động, điều kiện làm việc chưa đảm bảo an toàn, độc hại có thể là dấu hiệu cảnh báo, nhắc nhở cho tình trạng trên.

- Làm thêm giờ quá quy định: Nếu người lao động bị đe dọa, bắt ép làm thêm giờ vượt quá thời gian quy định của nhà nước, đó là cấu thành của cưỡng bức lao động.

4.3. Thực trạng của vấn nạn lao động cưỡng bức

Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), thế giới có gần 25 triệu nạn nhân bị cưỡng bức lao động, đây là một con số đáng báo động.

Chính vì vậy, việc phòng chống, giảm thiểu tình trạng cưỡng bức lao động đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Không chỉ các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng phải nâng cao chất lượng trong khâu quản lý, thực thi và thanh tra pháp luật về lao động.

Đồng thời, chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể và tổ chức phi chính phủ để giáo dục người lao động, giúp họ nhận biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Nhận thức tầm quan trọng của việc giải quyết tình trạng lao động cưỡng bức, Quốc hội đã phê chuẩn công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, quyết định chính thức đưa ra trong kỳ họp thứ chín tại Quốc hội khóa XIV.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin nổi bật xoay quanh cưỡng bức là gì, hy vọng bạn đọc đã tiếp thu nguồn kiến thức hữu ích để áp dụng vào học tập, làm việc hay đời sống.