Các đặc điểm và cấu tạo của trùng kiết lị

Kiết lị là căn bệnh nguy hiểm ở người, khiến người bệnh đau bụng và đi ngoài liên tục, nguyên nhân của nhiều ca tử vong. Vậy trùng kiết lị có đặc điểm như thế nào? Cấu tạo ra sao? Mà lại có thể gây hại đến thế. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoidap.org nhé!

Trùng kiết lị

Trùng kiết lị (Entamoeba histolytica) giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn và sinh sản nhanh hơn. Ở môi trường tự nhiên, bào xác có thể tồn tại được 9 tháng, nó cũng có thể bám vào cơ thể ruồi hoặc nhặng để truyền qua thức ăn gây bệnh cho nhiều người. Đến đường ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.  Trùng kiết lị rất có hại cho con người.

Vòng đời của trùng kiết lị

Ở ngoài môi trường tự nhiên, bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại lên tới 9 tháng. Sau đó, các tế bào của trùng kiết lị sẽ bám theo ruồi, nhặng và truyền bệnh cho người qua thức ăn.

Để nêu vòng đời của trùng kiết lị, ta có thể khái quát như sau: bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn vào đến ruột con người. Đến ruột, trùng kiết lị sẽ chui ra khỏi bào xác. Qua đó gây các vết loét ở niêm mạc dạ dày.

Tác hại và cách phòng tránh

Tác hại của trùng kiết lị là gì? Cụ thể, trùng kiết lị gây ra bệnh kiết lị nguy hiểm ở người. Vì thế, khi chúng ta phòng chống trùng kiết lị cũng chính là chúng ta đang chuẩn bị cho mình cách phòng tránh bệnh kiết lị.

Cách phòng chống trùng kiết lị như sau:

- Ăn chín, uống sôi và ăn các đồ ăn hợp vệ sinh

- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, dọn dẹp khu vực sống xung quanh.

- Khi có bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

- Rửa tay là không chỉ là cách đơn giản, dễ thực hiện mà còn hiệu quả, giúp bạn hạn chế tiếp xúc vi khuẩn. Rửa tay cẩn thận với xà phòng để làm sạch đầu ngón tay và giữa các ngón tay.

Những thời điểm bạn nên rửa tay:

  • Trước khi chế biến thức ăn, mỗi bữa ăn và chăm sóc trẻ.
  • Sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với chất bẩn như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, vệ sinh phòng tắm, thay tã cho trẻ…

- Cách ly: Vì bệnh kiết lỵ rất dễ lây nhiễm nên trong khoảng thời gian mắc bệnh, bạn nên ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng nhiễm trùng ổn định. Bạn có thể trở lại làm việc 48 giờ sau đợt tiêu chảy hoặc nôn ói cuối cùng.

Các câu hỏi liên quan

Câu 2: Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?

Bài làm:

Tác hại của trùng kiết lị là:

  • Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.