GMP là gì? Tầm quan trọng của tiêu chuẩn GMP

Tôi đang có dự án thành lập xưởng chuyên sản xuất lạp xườn và xúc xích. Tôi có chia sẻ dự án này với người bạn tôi – một trong những người đang sở hữu xưởng chuyên sản xuất thực phẩm sạch như rau, củ, quả.. Bạn ấy có khuyên tôi rằng, nếu muốn dự án thành công và có được lòng tin từ phía khách hàng, thì trước hết tôi phải đáp ứng được tiêu chuẩn GMP. 
Tôi cũng có tìm hiểu qua về GMP nhưng chưa nắm chắc. Vậy anh chị nào ở đây có kinh nghiệm về GMP thì giúp tôi giải thích GMP là gì và tầm quan trọng của tiêu chuẩn GMP được không?
Tôi cảm ơn các bạn rất nhiều.

GMP là gì? Tầm quan trọng của tiêu chuẩn GMP
 

GMP là gì?

GMP là chữ viết tắt cho cụm từ tiếng Anh Good Manufacturing Practices. Dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng của sản phẩm nào đó. Mục đích của hệ thống GMP là đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt mức tốt nhất. 

GMP là tiêu chuẩn cơ bản, đồng thời là điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 2000.

GMP WHO và CGMP ASEAN có nghĩa là gì?

Khi tìm hiểu về GMP thì 2 cụm từ GMP WHO và CGMP ASEAN được tìm kiếm khá nhiều. Dưới đây mình sẽ giải thích cụ thể 2 khái niệm này cho các bạn nắm rõ.
+ GMP WHO là tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện đối với các đơn vị sản xuất ở các mảng là Thuốc – Thuốc thú y – Hóa mỹ phẩm – Phân bón – Thực phẩm chức năng – Phụ gia thực phẩm.

GMP là gì

+ CGMP ASEAN là tiêu chuẩn thực hành sản xuất mỹ phẩm tốt của Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN. Tại đây, CGMP ASEAN được xem như là một cơ quan đại diện cho các nước ASEAN nhằm tiến hành theo dõi, quyết định đồng thời giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

Tiêu chuẩn GMP yêu cầu những gì?

+ Yêu cầu đối với nhà xưởng và phương tiện chế biến.

Theo tiêu chuẩn GMP, khu nhà xưởng cũng như các phương tiện phục vụ việc chế biến sản phẩm phải được thiết kế, lắp đặt tuân theo đúng trình tự dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhà xưởng được phân thành các khu vực khác nhau như khu chế biến, khi bảo quản, khu chứa nguyên liệu... Mục đích của những quy định này là không gây lẫn lộn giữa sản phẩm thành phần, nguyên liệu, bán thành phẩm; đồng thời cũng tránh gây lẫn lộn giữa bao bì, phế liệu hoặc hóa chất với sản phẩm.

+ Yêu cầu đối với điều kiện vệ sinh.

Trong quá trình sản xuất, nhà xưởng cần đầu tư không gian, các thiết bị - dụng cụ phục vụ sản xuất cũng như các phương tiện sản xuất... Điều này sẽ giúp đảm bảo điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn. Ngoài ra, cần phải đảm bảo rằng hệ thống cấp – thoát nước cũng như các bề mặt trực tiếp tiếp xúc với phụ phẩm, chất thải, sản phẩm...phải hoạt động tốt và đáp ứng những yêu cầu vệ sinh ở mức căn bản nhất.

+ Yêu cầu đối với quá trình chế biến.

Tất cả các doanh nghiệp tham gia sản xuất cần phải nhìn nhận và chuẩn bị trước những biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quá trình chế biến, giám sát các hoạt động vệ sinh, triển khai các biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm bẩn, thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh cũng như hóa học ở trong hầu hết các công đoạn cần thiết. Chính sự chuẩn bị và nhìn nhận trước này sẽ giúp công ty, doanh nghiệp của bạn có thể nhanh chóng xử lý bất cứ rủi ro nào trong quá trình chế biến.

+ Yêu cầu đối với sức khỏe người lao động.

Bất cứ đơn vị sản xuất nào muốn phát triển thì việc tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là điều không thể thiếu. Doanh nghiệp cần chủ động phát triển, hỗ trợ điều trị và cách ly với những người mắc bệnh truyền nhiễm, lây lan. Nếu bỏ qua yếu tố này thì doanh nghiệp bạn không thể đoán trước được thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng khi không may dính phải lây lan trừ những căn bệnh truyền nhiễm. 

+ Yêu cầu đối với bảo quản và phân phối sản phẩm.

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn GMP đề ra thì các khu nhà xưởng hay những phương tiện phục vụ cần phải tránh các tác nhân lý, hóa, sinh tác động đến sản phẩm. Các tác nhân lý, hóa, sinh bắt nguồn từ môi trường, nhiệt độ, ánh sáng...

Tiêu chuẩn GMP được áp dụng trong các lĩnh vực nào?

GMP được áp dụng nhiều vào các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến các sản phẩm sao cho đáp ứng được các yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Dưới đây là những lĩnh vực liên quan nhiều đến tiêu chuẩn GMP bao gồm:

+ Dược phẩm.
+ Mỹ phẩm.
+ Thiết bị y tế.
+ Nhà hàng, khách sạn.
+ Thực phẩm. (đây là đối tượng được áp dụng tiêu chuẩn GMP cao và nhiều nhất so với các lĩnh vực kể trên).

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn GMP được xếp vào tiêu chuẩn bắt buộc được áp dụng với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho người dân có sức khỏe tốt.

GMP là gì

Áp dụng GMP mang ý nghĩa và lợi ích gì cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến?

Việc áp dụng GMP vào trong quá trình sản xuất hoặc chế biến sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện cơ bản và toàn diện điều kiện vệ sinh an toàn của các cơ sở sản xuất, các hoạt động sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài những lợi ích này, GMP còn đem tới những lợi ích dưới đây:

+ Giúp doanh nghiệp cải thiện các hoạt động tổng thể một cách hiệu quả.
+ Tất cả những điều kiện vệ sinh cũng như hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, con người và sản xuất được tiêu chuẩn hóa.
+ Giúp việc triển khai HACCP, ISO 22000 trở nên thuận lợi hơn.
+ Tất cả những nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phần nào từ phía khách hàng được giảm một cách đáng kể.
+ Tăng cường sự uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng cũng như sự hài lòng và tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Mong rằng bài chia sẻ này đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích của GMP và tầm quan trọng của nó hiện nay.