IP là gì? Bạn đã thực sự hiểu về địa chỉ IP và Elastic IP như thế nào?

Ngày nay, mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại và địa chỉ IP là thứ xuất hiện khắp nơi trên Internet nhưng ít người biết về nó. Vậy thực sự thì địa chỉ IP là gì? Có tính năng ra sao?

IP là gì?

Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp các thông tin cũng như kiến thức cá nhân để giúp bạn hiểu và kiểm tra IP máy tính.

Internet là gì? Protocol là gì ?

Trước tiên để định nghĩa IP là gì, chúng ta cần tìm hiểu internet là gì và protocol là gì.

Internet là một hệ thống chia sẻ thông tin toàn cầu, là một cộng đồng các máy tính được liên kết, dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa quốc tế (giao thức IP hay gọi là IP protocol). Hệ thống Internet bao gồm hàng triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các Công ty, tổ chức, của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các chính phủ trên thế giới và hàng tỷ người dùng cá nhân.

Internet là gì? Protocol là gì ?

Còn Protocol chính là một modbus là một giao thức truyền thông là một giao thức được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy công nghiệp. Trong đó giao thức protocol quan trọng nhất đó là giao thức modbus TCP-IP.

IP Là gì?

IP tiếng anh là Internet Protocol có nghĩa là "giao thức liên hệ thông qua hệ thống mạng" hoặc gọi tắt là giao thức internet. Dữ liệu được truyền từ máy nguồn đến máy đích thông qua hệ thống mạng.

Nó là số định danh để nhận dạng các thiết bị trong phần cứng mạng và cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua mạng Internet.

Địa chỉ IP chuẩn chứa 4 nhóm chữ số khác nhau, được ngăn cách bằng dấu chấm, ví dụ như: 151.101.65.121

Hoặc một số địa chỉ IP khác mà bạn có thể nhìn thấy có dạng như: 2001:4860:4860::8844

IP Là gì?

Địa chỉ IP được chia thành mấy phần?

Một địa chỉ IP được chia thành 2 phần:

  • NetworkID: là 3 bộ số đầu tiên của địa chỉ IP, nó được dùng để xác định loại mạng mà thiết bị đang kết nối vào.

Ví dụ: Địa chỉ mạng là 192.168.1.23 thì NetworkID chính là 192.168.1 và chỉ có những thiết bị có cùng NetworkID như trên sẽ kết nối với nhau, các địa chỉ ngoài mạng khác sẽ không thể giao tiếp với các địa chỉ trong mạng đó.

  • HostID: Chính là bộ số cuối cùng ở địa chỉ IP, dùng để xác định địa chỉ của thiết bị (như là địa chỉ nhà vậy)

Ví dụ: với địa chỉ mạng 192.168.1.23 thì HostID chính là 23, hiểu rộng hơn thì tức là một bộ số từ 1 tới 254 của HostID thì thiết bị mạng của bạn ở vị trí thứ 23.

Địa chỉ IP được chia thành mấy phần?

Elastic IP là gì?

Một địa chỉ Elastic IP hay còn là IP đàn hồi là một địa chỉ IPv4 tĩnh được thiết kế cho điện toán đám mây. Địa chỉ Elastic IP đàn hồi được kết hợp với tài khoản AWS của bạn.

Địa chỉ IP đàn hồi  là địa chỉ IPv4 Public, có thể truy cập được từ Internet. Nếu instance của bạn không có địa chỉ IPv4 public, bạn có thể kết hợp một địa chỉ IP đàn hồi với Instance của bạn để cho phép giao tiếp với Internet; ví dụ, để kết nối với Instance từ máy tính của bạn.

Hiện tại aws không hỗ trợ địa chỉ IP đàn hồi cho IPv6.

Elastic IP là gì?

Cấu trúc một địa chỉ IP

  • Địa chỉ IPv4 :

IPv4 sử dụng 32 bit để mã hóa dữ liệu theo dạng: EFG.HIJ.KMN.OPQ (ví dị địa chỉ IP của capquangviettel.vn là: 103.1.208.205). Các số sẽ được người thiết lập mạng hoặc thiết bị Modem liên quan gán cho. Tuy nhiên, do sự phát triển internet quá nhanh nên địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt, thời gian chỉ tính bằng tháng. Để khắc phục được vấn đề này, các nhà cung cấp dịch vụ đã xây dựng liên giao thức IPv6.

  • Địa chỉ IPv6:

Được mã hóa 128bit, số lượng địa chỉ IP mà IPv6 có thể cung cấp là con số rất lớn lên tới (4*10^4)^4 (4 tỷ mũ 5). Với lượng như vậy, IPv6 có thể đảm bảo cung cấp lượng IP trong thời gian rất dài trên toàn thế giới. Nhưng quá trình triền khai IPv6 cũng đang gặp khó khăn do sai khác về cấu hình cho các thiết bị sử dụng IPv4 trước đây.

Địa Chỉ IP sử dụng để làm gì?

Địa chỉ IP cung cấp định danh, nhận dạng thiết bị được kết nối mạng. Có thể hiểu địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, hoặc địa chỉ mà các doanh nghiệp cung cấp để người khác có thể nhận diện được. Tương tự các thiết bị trên mạng Internet được phân biệt với nhau thông qua địa chỉ IP.

Ví dụ khi bạn gửi một gói đồ cho bạn bè hoặc người thân của mình đang sinh sống ở khu vực hoặc quốc gia khác, ngoài tên tuổi, bạn cần phải biết chính xác địa chỉ sinh sống của họ là gì, và để biết được địa chỉ sinh sống của họ là gì, chúng ta có thể tra cứu thông qua danh bạ.

Quy trình gửi dữ liệu thông qua mạng Internet cũng tương tự như vậy. Nhưng thay vì sử dụng danh bạ để tra cứu tên và tìm địa chỉ thực của họ, máy tính sẽ sử dụng máy chủ DNS để tìm kiếm Hostname và tìm ra địa chỉ IP.

Chẳng hạn khi bạn truy cập trang web bất kỳ như Taimienphi.vn trên trình duyệt, yêu cầu tải trang sẽ được gửi tới máy chủ DNS để tìm kiếm Hostname (Taimienphi.vn) và tìm địa chỉ IP tương ứng của trang web đó là gì. Nếu không có địa chỉ IP đính kèm, máy tính sẽ không tìm được chút manh mối nào liên quan đến trang web.

Địa Chỉ IP sử dụng để làm gì?

Đặc điểm của địa chỉ IP

Địa chỉ IP sẽ đươc chia thành 4 số, giới hạn từ 0 – 255, trong đó mỗi số sẽ được lưu bởi 1 Byte. Có 4 loại địa chỉ IP cơ bản phổ biến nhất hiện nay:

IP private

Đây là loại địa chỉ IP hoạt động trong mạng nội bộ của nhà bạn, nó cung cập một địa chỉ để máy bạn có thể kết nối với router (hay còn gọi là bộ phát wifi, bộ kết nối mạng). Bạn có thể tự đặt địa chỉ IP private hoặc do router tự động cài đặt mặc định nhé.

IP public (công cộng)

Đây chính là giao thức giúp các thiết bị của bạn có thể kết nối được với Internet, truy cập website hoặc giúp bạn có thể giao tiếp với máy tính của người khác thông qua một mạng nội bộ khác.

IP tĩnh

Nó là loại địa chỉ IP mà bạn có thể tự cài đặt, thay đổi được.

IP tĩnh được hiểu là cố định, tức là không thay đổi. IP tĩnh có thể được setup trong Network and Sharing Center (Mạng LAN). Đối với mạng cáp quang, IP tĩnh không đổi khi restart modem. IP tĩnh thường áp dụng với mạng cáp quang dành cho doanh nghiệp.

Ngoài ra IP Hosting / VPS / Server trong trung tâm dữ liệu cũng là IP tĩnh.

IP động

Ngược lại so với địa chỉ IP tĩnh, bạn không thể tự thay đổi địa chỉ IP của nó được mà sẽ được cài đặt mặc định bởi một hệ thống mạng nào đó.

IP động (Dynamic IP) hiểu đơn giản là IP không cố định. Nó sẽ được thay đổi khi một số điều kiện nhất định xảy ra. IP động chia làm 2 loại, IP LAN và IP Public. IP Lan ta thường thay đổi giữa IP động, IP tĩnh trong mục Network and Sharing Center trên máy tính. Đối với Modem và 3G, IP public thay đổi khi ta khởi động lại modem hoặc tắt bật 3G.

Cách tìm địa chỉ IP công cộng

Có nhiều cách để tìm địa chỉ IP công cộng trên router như sử dụng các trang web như ipchicken.com, whatsmyip.org hoặc WhatIsMyIPAddress.com. Các trang web này hoạt động trên tất cả các thiết bị kết nối mạng hỗ trợ trình duyệt web như điện thoại thông minh, iPod, máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng, v.v…

Cách tìm địa chỉ IP công cộng

Cách tìm địa chỉ IP riêng

Khác với tìm địa chỉ IP công cộng, tìm địa chỉ IP riêng của thiết bị cụ thể truy cập không đơn giản.

Trong Windows, người dùng có thể tìm địa chỉ IP của thiết bị thông qua Command Prompt, sử dụng lệnh ipconfig. Trong Linux, sử dụng cửa sổ terminal và nhập lệnh nhập hostname -I (chữ i viết hoa), ifconfig hoặc ip show addr. Đối với Mac OS X, sử dụng lệnh ifconfig để tìm địa chỉ IP nội bộ.

Tìm địa chỉ IP riêng trên các thiết bị iPhone, iPad và iPod touch bằng cách truy cập vào menu Wi-Fi trong Settings, nhấn nút "i" nhỏ bên cạnh mạng được kết nối. Tùy thuộc vào việc địa chỉ IP được gán bằng DHCP hay được nhập thủ công, bạn sẽ nhìn thấy tab DHCP hoặc tĩnh.

Đối với người dùng Android, truy cập Settings > Wireless Controls > Wi-Fi settings,sau đó chạm vào mạng trên cửa sổ mới hiển thị thông tin mạng gồm địa chỉ IP riêng.

Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP

Ưu điểm

  • Địa chỉ IP là một giao thức kết nối giúp bạn có thể truy cập được internet cũng như trò chuyện thông qua các địa chỉ IP.

  • Nó giúp việc truy cập internet dễ dàng hơn cũng như quản lý hệ thống mạng của người dùng đơn giản hơn khi mà mỗi máy tính, thiết bị đề có một địa chỉ IP riêng biệt.

  • Là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ mạng.

Nhược điểm

  • Dễ dàng bị khai thác các thông tin các nhân thông qua địa chỉ IP nếu bị hacker xâm nhập hoặc phá hoại

  • Bất kì một hoạt động truy cập nào cũng sẽ bị lưu lại địa chỉ IP.