Leader là gì? Làm thế nào để trở thành một Leader tốt?

Tiếng Anh của mình nói thẳng ra thì rất tốt. Thay vì khuyên mình đi làm phiên dịch viên, thì đám bạn mình bảo mình thử đi làm Leader cho thực tập sinh Nông Lâm bên Israel xem. Ừ thì cũng hay. Nhưng mình muốn tìm hiểu sâu hơn về Leader và những thứ liên quan đến nó.
Bạn nào đã từng là Leader hoặc có kiến thức chuyên sâu về vấn đề này có thể giải thích giúp mình Leader là gì, làm thế nào để trở thành một Leader tốt được không ạ?


leader là gì

Khái niệm Leader là gì?    

Leader là một từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt nó có những nghĩa sau
+ Người hoặc vật dẫn đầu, người lãnh đạo, người chỉ huy hoặc lãnh tụ.
+ Luật sư chính (trong một vụ kiện).
+ Bài báo chính, bài xã luận lớn.
+ Con ngựa đầu đàn, con ngựa dẫn đầu trong cỗ ngựa ( buộc vào xe)
+ (Ngành in) Leader có nghĩa là hàng dấu chấm ( để dẫn người đọc sang trang hoặc cột khác).
+ (Ngành mỏ) Mạch nhánh – dẫn đến các mạnh mỏ chính.
+ Mầm chính (nhú lên mạnh nhất ở cành, ở thân cây).
+ Dải để trống ở đầu một cuộn băng, cuộn phim... dùng để luồn vào máy; đoạn băng trắng.
+ (Radio) Leader là tin quan trọng nhất trong bản tin cuối cùng.
+ (Điện học) Leader có nghĩa là vật dẫn; dây dẫn.
+ ( m nhạc)  Leader có nghĩa là người kéo Vi-ô-lông chính thứ nhất của một dàn nhạc – người lãnh xướng (Concert – Master).
Nhìn một cách tổng quát, Leader được hiểu đến với nghĩa đầu tiên – người lãnh đạo. Trong trường hợp này, Leader là người xác lập hướng đi của một nhóm hay một tổ chức nào đó. Những người đảm nhiệm chức danh Leader thường có khả năng tạo ra một kế hoạch cụ thể và mới mẻ đến cho những thành viên khác một cách đầy cảm hứng.

leader là gì

Leader và Boss có giống nhau không?

Leader và Boss thường được hiểu là người lãnh đạo. Hai thuật ngữ này có thể thay thế nhau trong một số trường hợp. Nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu và phân tích hai thuật ngữ này thì thực chất, chúng có rất nhiều điểm khác nhau.

Về trọng tâm hướng tới.

Đối với Leader, họ tập trung vào việc thay đổi con người và tổ chức. Mục đích của họ là đạt được sự thay đổi từ A sang B. Leader thường lãnh đạo theo cách thức giúp đỡ cấp dưới nhằm cùng chung tay nhau phát triển. Thay vì quan tâm đến kết quả cuối cùng mà tổ chức có được, thì Leader quan tâm và đánh giá nhiều hơn về năng lượng làm việc của những người trong tổ chức. 
Ngược lại, Boss thường quan tâm đến lợi nhuận mà tổ chức thu lại được. Boss không quan tâm những người cấp dưới làm việc như thế nào. Boss sẽ lấy lợi nhuận cuối cùng mà tổ chức thu lại được để đánh giá điều đó. Tóm lại, Boss chú trọng kết quả chứ không phải quá trình làm việc giống như Leader.

Về động lực.

Nếu như Leader nhấn mạnh cảm hứng giống như một công  cụ tạo động lực làm việc thì Boss cố gắng kiểm soát và động viên nhân viên trong tổ chức thông qua các phần thưởng hấp dẫn và hình phạt. Động lực Leader bắt nguồn từ những giá trị họ yêu thích còn động lực mà Boss tạo ra bắt nguồn từ việc tập trung vào các tiêu chuẩn.

Về cách tiệp cận làm việc và thiết lập mục tiêu.

Trong trường hợp này, Boss tiếp cận trong giờ hành chính và họ thường ít khi chỉ thị và hướng dẫn trong suốt quá trình làm việc. Họ chỉ cung các công cụ và nguồn lực nhưng thường sẽ không tham gia làm việc cùng trừ vai trò giám sát. Còn với Leader luôn luôn biết cách làm biến đổi và náo động những thứ xung quanh. Leader sẵn sàng thúc đẩy cấp dưới đưa ra những ý tưởng mới, nếu ý tưởng đó ổn, Leader sẽ hỗ trợ và hướng dẫn, thách thức cấp dưới thực hiện ý tưởng đó với năng lượng đầy tràn.

Về nguồn gốc của thẩm quyền.

Boss thể hiện uy quyền từ vị trí. Còn Leader nhận được thẩm quyền từ phía nội bộ.

Về cách truyền đạt và ủy thác.

Phong cách giao tiếp và truyền đạt của Boss thường qua chỉ huy và nói chuyện tự nhiên còn cách truyền đạt của Leader được thể hiện qua việc tham gia hoạt động của tổ chức. Boss giao trách nhiệm cho cấp dưới, còn Leader đem tới cho cấp dưới thẩm quyền.

Về mức độ trách nhiệm giải trình.

Đây là một điểm cốt lõi trong sự khác nhau giữa Leader và Boss. Đối với Leader, trách nhiệm giải trình hoàn toàn trên vai của người đứng đầu. Họ sẽ tìm cách tìm giải pháp khắc phục những thất bại thay cho việc đổ mọi sai sót cho cấp dưới. Không chỉ thế, Leader cũng sẵn sàng chia sẻ thành công với các thành viên trong tổ chức thay cho việc tất cả những thứ có được là do họ. Ngược lại, Boss có thể giao trách nhiệm cho cấp dưới và lúc này, cấp dưới có thể bị đổ lỗi khi mọi hoạt động diễn ra sai hướng. Và ngay cả khi thành công, Boss cũng không chia sẻ trách nhiệm. Boss sẽ để cho mọi người tự hiểu rằng chính họ đã thành công trong việc tạo ra các thủ tục tuyệt vời.

leader là gì

Làm thế nào để trở thành một Leader tốt?

Leader cần phải nhìn xa trông rộng, phát hiện tầm nhìn đầy cảm hứng.

Thông qua cách sử dụng những công cụ chiến lược như phân tích Usp, phân tích năng lực lõi, phân tích Pest, Five Forse của Porter nhằm có thể đánh giá tình trạng tổ chức một cách cốt lõi nhất.

Leader cần phải biết cách thúc đẩy và truyền tải cảm hứng cho nhân viên một cách tích cực nhất có thể.

Một Leader hiệu quả là sự kết hợp giữa sự kỳ vọng về công việc và kỳ vọng về kết quả tốt đẹp. Vượt qua được thách thức sẽ đem đến những phần thưởng hấp dẫn. Đó là cảm hứng Leader sẽ truyền tải đến nhân viên của họ.

Leader cần phải quản lý và có thể đem mục tiêu chức năng thành nhiều mục tiêu chức năng khác nhau.

Leader cần đảm bảo công việc cần thiết để hoàn thành đúng mục tiêu.

Leader cần phải huấn luyện và xây dựng được một đội ngũ hoàn hảo.

Đây là yêu cầu quan trọng nhất của một Leader giỏi. 

Nếu bạn đang có ý định trở thành một Leader hãy thử thực hiện những yêu cầu trên nhé.
Hy vọng bài chia sẻ này đem tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhất về Leader.