-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Stress là gì? Những cách đơn giản giúp bạn vượt qua stress hiệu quả
Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, hối hả ngày nay, chắc hẳn ai cũng đều nghe thấy từ “stress”. Đây là một trong những chức năng tự nhiên của cơ thể con người. Việc tìm hiểu, có kiến thức về stress sẽ giúp bạn có cách ứng phó tốt hơn trong cuộc sống. Vậy Stress là gì? Làm cách nào để vượt qua stress hiệu quả
Danh mục nội dung
Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, hối hả ngày nay, chắc hẳn ai cũng đều nghe thấy từ “stress”. Đây là một trong những chức năng tự nhiên của cơ thể con người. Việc tìm hiểu, có kiến thức về stress sẽ giúp bạn có cách ứng phó tốt hơn trong cuộc sống.
Căng thẳng (Stress) là gì?
Căng thẳng thần kinh (stress) là phản ứng của cơ thể do những bất ổn về tinh thần gây từ các nhu cầu và áp lực của cuộc sống hàng ngày. Khi bạn gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tương tự lúc bạn gặp nguy hiểm để giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn (phản ứng chống căng thẳng).
Căng thẳng tích cực sẽ có tác động tốt đến con người, khiến chúng ta tập trung hơn, có thể giải quyết được các tình huống khó khăn. Chúng khiến chúng ta phải hành động để có nhận thức và quan điểm mới thú vị hơn.
Tuy nhiên, khi bạn gặp tình trạng căng thẳng thường xuyên hoặc nó diễn ra quá lâu thì sẽ bị ảnh hưởng xấu như đau đầu, đau bụng, đau lưng lưng, mất ngủ, suy giảm hệ miễn dịch, khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Nếu như bạn gặp căng thẳng khi đang mắc căn bệnh nào đó thì sức khỏe của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa. Việc thường xuyên cảm thấy buồn chán, lo âu khiến cho các mối quan hệ xã hội, công việc hay học tập bị ảnh hưởng rất nhiều.
Những dấu hiệu căng thẳng là gì?
Khi gặp phải stress, những yếu tố như thể chất, tinh thần, cảm xúc và hành vi đều sẽ bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
-
Về thể chất: cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, hay mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, đau ngực và buồn nôn;
-
Về tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất hài hước;
-
Về cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính;
-
Về hành vi: hối hả, bồn chồn, ăn uống thất thường, hút thuốc, uống rượu, khóc, la hét, đổ lỗi hay thậm chí đập phá, vứt ném đồ vật xung quanh.
Vì cơ địa mỗi người sẽ không giống nhau nên có thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khác không đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.
Nguyên nhân gây ra stress là gì?
-
Do yếu tố môi trường bên ngoài: Khí hậu thời tiết, tiếng ồn, giao thông đường xá, bụi bẩn, sự ô nhiễm.
-
Do những áp lực từ xã hội và gia đình: Deadline công việc, các bài thuyết trình, việc tập trung sức lực vào công việc, tài chính chi tiêu, các mâu thuẫn trong gia đình, công ty, bạn bè, việc người thân mất...
-
Do các vấn đề về thể chất: Cơ thể thay đổi, gặp ốm đau, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết ...
-
Do suy nghĩ của các bạn: Suy nghĩ của chính mình là tác động chính gây nên sự căng thẳng thần kinh. Suy nghĩ càng tiêu cực thì mức độ stress nặng càng tăng.
Phân loại stress
Hiện nay có rất nhiều loại stress đang được chữa trị và chẩn đoán ở khắp các nước trên thế giới. Có loại stress mang đến ảnh hưởng tốt, tích cực, có loại stress sẽ gây ảnh hưởng xấu, những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Căn cứ vào tác động, stress có thể được chia thành 4 loại chính:
1. Stress tích cực (Eustress)
Stress tích cực là một trong những loại stress nằm trong stress hữu ích, chúng sẽ tự xuất hiện và tự biến mất. Khi cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình, Eustress xuất hiện để chuẩn bị cơ bắp, tăng nhịp đập tim và khiến bạn tập trung tâm trí vào tình huống đó. Hoặc khi cần có thêm những năng lượng để sáng tạo, Eustress sẽ tạo sự kích thích, hưng phấn cần thiết.
Ở các loài động vật, khi chúng trong tình huống phải đối đầu với kẻ săn mồi hoặc có mối nguy hiểm nào đó, chúng sẽ phải quyết định bỏ chạy hay chống trả. Loài người cũng tương tự như vậy, nếu phải đối mặt với nguy hiểm và thách thức, nhờ có eustress, cơ thể sẽ có những năng lượng cần thiết để đánh hoặc là chạy chống khỏi mối nguy hiểm. Lúc đó, các cơ bắp sẽ cứng lên vì lượng máu tập trung dồn vào, đồng thời nhịp tim và huyết áp trong máu tăng lên. Sau khi mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
2. Stress tiêu cực (Distress)
Stress tiêu cực sẽ xuất hiện khi phải thay đổi và điều chỉnh những thói quen thông thường. Tâm trí và cơ thể lúc này chưa thích nghi và thoải mái với sự thay đổi này, nó vẫn có xu hướng quay lại thói quen cũ. Có hai loại distress là cấp tính và mãn tính.
-
Stress cấp tính (Acute Stress)
Stress cấp tính xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về thói quen và diễn ra rất nhanh. Loại stress này thấy phổ biến ở bất cứ đâu, với bất kỳ ai. Stress cấp tính tạo ra những cảm giác không thoải mái và bất định nhưng nó có thể kiềm chế được.
-
Stress mãn tính (Chronic Stress)
Stress mãn tính xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ thể chưa thích ứng được. Loại stress này có thể thấy khi chúng ta đi du lịch quá dài (trên 6 tháng qua nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc hoặc chuyển nhà.
3. Hyperstress
Hyperstress là loại stress tiêu cực .Khi một người chịu áp lực quá lớn so với khả năng đảm nhận hay chịu đựng của họ, người đấy sẽ có thể gặp phải hyperstress. Ví dụ điển hình như một người làm một công việc lao động quá nặng nhọc trong nhiều giờ liên tiếp. Những người như vậy khi trong một sự kiện không căng thẳng lắm sẽ thường có cảm xúc thái quá.
4. Hypostress
Trái ngược với hyperstress chính là hypostress. Khi bạn luôn trong một thói quen, lối mòn cũ và cảm thấy chán nản, nhàm chán hay không có thử thách gì trong cuộc sống thì nghĩa là bạn đã gặp phải hypostress. Người này thường xuyên làm những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày ở cùng một nơi, thường xuyên gặp những người cũ, không có sự đổi mới trong công việc. Và rồi họ sẽ thấy đơn điệu nhàm chán, vô cảm, thiếu động lực.
Một số cách giảm stress nặng
Khi có dấu hiệu hay triệu chứng về việc stress nặng, bạn hãy đến gặp các chuyên viên y tế, bác sĩ để được tư vấn, đưa ra lời khuyên, biện pháp kiểm soát căng thẳng phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số thói quen sinh hoạt dưới đây để hạn chế tình trạng căng thẳng thần kinh.
Làm cho máu lưu thông
Hãy luôn cố gắng duy trì dành ra tối thiểu 45 phút/ngày cho việc tập luyện thể dục. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian rảnh, hãy bỏ ra thời gian khoảng 3-4 lần/ tuần cho việc đi bộ, hít thở không khí trong lành, chơi thể thao, tập yoga… Ngoài ra, có một số phương pháp thư giãn khá mới lạ bạn có thể áp dụng như trị liệu thư giãn Jacobson, có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp. Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp bạn tự kiểm soát căng thẳng cơ, nhịp tim và huyết áp. Hoặc cải thiện lưu thông máu và giúp cơ bắp thư giãn bằng cách massage và làm nóng các cơ bắp căng cứng. Thở sâu, chậm là một cách hiệu quả giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường;
Hãy để ra thời khóa biểu cho riêng mình
Việc đặt đồng hồ báo thức vào buổi sáng ở một giờ nhất định và ăn sáng thường xuyên sẽ tạo cho bạn có một thói quen sinh hoạt đều đặn. Nhịp sinh học duy trì sẽ giúp bạn hạn chế được những căng thẳng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hãy chú ý vấn đề ăn uống đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lý, tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine hay các chất kích thích khác.
Hãy phục tùng các giác quan của bạn
Tự tạo một số thói quen nhỏ đều đặn mỗi ngày sẽ giải tỏa được những căng thẳng của bạn. Bạn có thể cắm một ngọn nến trên bàn ăn, ngửi một bông hồng trước bữa ăn hay chơi một trò chơi nào đó.
Thi vị hóa cuộc sống
Hãy luôn trở nên giữ thái độ lạc quan và yêu đời trước mọi việc. Kết thúc một tuần căng thẳng, bạn hãy tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi cuối tuần với người thân, bạn bè. Đây là vừa là bước đệm cho một tuần làm việc mới, vừa duy trì được các mối quan hệ cho bạn.
Tung bóng
Khi nghe đến cách này, nhiều người sẽ nghĩ đây là trò đơn giản và vớ vẩn. Tuy nhiên hãy thử cầm 3 hay nhiều quả bóng trên tay rồi tung và hứng xem. Nhìn những trái bóng bay lơ lửng chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất thoải mái như mình vừa làm được một điều kỳ diệu vậy.
Hãy cười thật nhiều
Hãy cười thật to và sảng khoái nếu có thể, mọi sự mệt mỏi sẽ tan biến. Hãy học cách hài hước và đừng tiết kiệm nụ cười, nó là "10 thang thuốc bổ" của bạn đấy.
Đi du lịch
Du lịch chính là một cách giúp bạn tận hưởng và nhìn nhận những thay đổi của thế giới xung quanh mình. Những thắng cảnh đẹp cùng với con người mới, phong tục tập quán mới sẽ kích thích trí tò mò và óc quan sát của bạn. Đây là giải pháp hoàn hảo để thay đổi tâm trạng chán chường và mệt mỏi của bạn sau những tháng ngày làm việc căng thẳng.
Hãy tự thỏa mãn mình
Hãy tự "nuông chiều" bản thân bằng cách thưởng cho mình một thú vui thích nào đó khi công việc làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và stress dồn nén. Bạn đừng bắt mình phải phục tùng theo một chế độ cứng nhắc nào nếu như thời điểm thực hiện không thích hợp. Bạn cần nhận biết, chấp nhận những cảm xúc và giới hạn của riêng mình. Bạn cũng cần theo đuổi mục tiêu của chính bản thân thay vì mục tiêu của người khác và hãy dành thời gian để thư giãn và tận hưởng.
Đừng ngần ngại dựa dẫm vào người khác
Khi gặp stress, nhiều người thường cảm thấy ngần ngại chia sẻ với người khác, nghĩ rằng đó là chuyện của mình và có thể tự giải quyết được. Tuy nhiên, điều đó có thể là một yếu tố khiến bệnh trở nên nặng thêm. Những lời sẻ chia, lời khuyên, vỗ về của những người bạn, những người thân thương nhất chính là liều thuốc tốt nhất với bạn lúc đó.
Lưu lại những hình ảnh gây cho bạn sự thích thú
Lưu lại những khoảnh khắc, những câu nói yêu thương của người thân hay một hình ảnh ấn tượng đậm sâu trong tâm hồn bạn là một cách hiệu quả để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi. Mỗi khi nhìn lại những hình ảnh ấy, bạn sẽ hòa mình vào với cảm xúc, tìm thấy được sự đồng cảm ở trong đó.