-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Thoái vốn là gì? Tìm hiểu thoái vốn và các thông tin liên quan
Thoái vốn là một hình thức rất phổ biến trong đầu tư. Ở trong chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương Vụ Bạc Tỷ từ “ thoái vốn” cũng đã được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều người chưa hiểu rõ về thoái vốn, hay thoái vốn như thế nào cho hiệu quả. Vậy Thoái vốn là gì? Tìm hiểu thoái vốn và các thông tin liên quan
Danh mục nội dung
Vẫn có khá nhiều người chưa hiểu rõ về thoái vốn, hay thoái vốn như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thoái vốn là gì?
Thoái vốn hoặc thoát vốn (tiếng Anh: Divestment) chính là cách cá nhân hay tổ chức tham gia hùn vốn với doanh nghiêp hay với một công ty để kinh doanh một cái gì đó mà bây giờ mình quyết định không tham gia nữa, và sẽ rút lại phần vốn của mình. Thoái vốn ngược lại với đầu tư.
Thoái vốn có thể là một phần của chiến lược cơ cấu lại công ty hoặc chương trình nghị sự chính trị, khi đầu tư giảm và các công ty rút khỏi một khu vực địa lý hoặc ngành cụ thể do áp lực chính trị hoặc xã hội.
Ví dụ:
Công ty A là công ty mẹ của một công ty thực phẩm, một công ty xe hơi và một công ty quần áo. Nếu vì một lý do nào đó, công ty A muốn rút khỏi ngành kinh doanh xe hơi, họ có thể thoái vốn doanh nghiệp bằng cách bán nó cho một công ty khác, đổi lấy một tài sản khác hoặc đóng cửa công ty xe hơi.
Động cơ thực hiện thoái vốn
Các công ty có thể có một số động cơ cho việc thoái vốn:
-
Để tập trung vào việc công ty làm tốt nhất
Ví dụ, Eastman Kodak, Ford Motor Company, Future Group và nhiều công ty khác đã bán nhiều doanh nghiệp khác nhau không liên quan chặt chẽ đến các doanh nghiệp cốt lõi của họ.
-
Để có được tiền
Cổ phần tạo ra tiền cho công ty bởi vì nó đang bán một trong những doanh nghiệp của mình để đổi lấy tiền mặt. Ví dụ, Công ty CSX đã thực hiện thoái vốn để tập trung vào kinh doanh đường sắt cốt lõi của mình và cũng để có được tiền để nó có thể trả một số khoản nợ hiện tại của nó.
-
Tăng cường sự ổn định
-
Loại bỏ một bộ phận đang hoạt động kém
-
Cơ quan quản lý có thể yêu cầu thoái vốn, ví dụ để tạo ra sự cạnh tranh
-
Áp lực từ các cổ đông vì lý do xã hội
Mục tiêu thoái vốn
Thoái vốn cho mục tiêu tài chính
Thoái vốn cho mục tiêu tài chính liên quan đến việc một công ty bán tài sản của mình để cải thiện giá trị và đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiều công ty sử dụng thoái vốn để bán hết tài sản ngoại vi cho phép đội ngũ quản lý của họ lấy lại sự tập trung tốt hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Tiền thu được từ việc thoái vốn thường được sử dụng để trả nợ, chi tiêu vốn, vốn lưu động hoặc trả cổ tức đặc biệt cho các cổ đông của công ty.
Thoái vốn cho mục tiêu xã hội
Ví dụ về thoái vốn cho mục tiêu xã hội bao gồm:
-
Thoái vốn nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng với sự nóng lên toàn cầu , được điều phối bởi NGO 350.org (từ những năm 2010)
-
Thoái vốn ngành công nghiệp thuốc lá , được điều phối bởi các danh mục đầu tư không thuốc lá của NGO (từ những năm 2000)
Làm gì khi bị thoái vốn?
Việc thoái vốn, dù muốn hay không, vẫn ít nhiều gây nên những xáo trộn trong nội bộ doanh nghiệp. Vậy làm gì khi bị thoái vốn?
Chủ động tìm hiểu
Đối với hầu hết các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái vốn luôn nằm trong kế hoạch. Trước khi quyết định đầu tư vào Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, BankInvest đã nghĩ đến việc thoái vốn bằng cách bán lại khoản đầu tư của mình cho các công ty giải khát. Hay từ cuối năm 2009, tuy chưa thoái vốn khỏi Công ty Chứng khoán TP.HCM, nhưng Công ty Cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đã liên tục đưa tin về chiến lược bán bớt cổ phần tại đây. Vì thế, không khó để doanh nghiệp biết được ý định của đối tác.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Quang Hoàn, Giám đốc Bộ phận Tài chính Doanh nghiệp Công ty Chứng khoán Bản Việt, điều quan trọng là “doanh nghiệp phải biết chính xác thời điểm, thời hạn, hình thức cũng như quy mô thoái vốn”. Muốn thế, doanh nghiệp cần thường xuyên trao đổi với các tổ chức đầu tư.
Công bố thông tin kịp thời
Khi xảy ra thoái vốn, nhất là những khoản thoái vốn trên quy mô lớn, nhà đầu tư, đặc biệt là những cổ đông nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp, sẽ cảm thấy bất an. Lúc này, những thông tin kịp thời, chính xác sẽ làm giảm sự hoang mang.
Kế hoạch quản lý vốn
Kế hoạch quản lý vốn được vạch ra từ trước sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn như hoạch định kế hoạch tăng vốn hay mua cổ phiếu quỹ một cách phù hợp.
Một kế hoạch quản lý vốn chặt chẽ cũng bao gồm cả việc phân bổ thành phần ban quản lý hợp lý để tránh những xáo trộn về nhân sự giữa kỳ.
Tìm hiểu đối tác mới
Trường hợp cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp có thuận lợi là không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với doanh nghiệp là cần tìm hiểu kỹ về đối tác mới.
Các doanh nghiệp cũng có thể tham gia quá trình tìm kiếm đối tác, như Sacombank đã cùng bàn thảo với ANZ Việt Nam về việc tìm đối tác chuyển nhượng như thế nào khi ANZ thoái vốn khỏi Sacombank. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ nên tìm kiếm sự đồng thuận trên cơ sở bảo vệ quyền lợi đôi bên chứ không nên gây khó khăn cho việc thoái vốn.
Tập trung sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp nên tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là cách để chứng minh cho cổ đông, nhất là những cổ đông mới, thấy được tiềm năng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thoái vốn như thế nào cho hiệu quả
Chính phủ đã và đang chỉ đạo đẩy mạnh thoái vốn các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương này nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, lộ trình thoái vốn và việc sử dụng nguồn vốn này như thế nào để phát huy hiệu quả, đồng thời giữ vững giá trị thương hiệu Việt đang được nhiều người quan tâm.
Doanh nghiệp yếu kém thoái vốn trước
Ông Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thực hiện quá trình thoái vốn, Nhà nước nên chọn những doanh nghiệp yếu kém thoái vốn trước, còn các doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả thì từng bước thoái vốn sau.
Đặc biệt, những doanh nghiệp đang “ăn nên làm ra” có thể chọn phương án thoái vốn từng phần và chọn thời điểm thích hợp nhất để thoái vốn, chứ không nên thoái vốn ào ạt dẫn đến nguy cơ tự phá giá.
Quan trọng là vốn sử dụng như thế nào?
Tiến sĩ Trần Du Lịch cho biết, điều quan trọng không phải là thoái vốn được bao nhiêu tiền, mà nguồn vốn này được sử dụng như thế nào, vì đây là tài sản sở hữu toàn dân.
Do đó, sau khi thoái vốn từ doanh nghiệp, Nhà nước không nên dùng nguồn vốn này nhập vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu, mà nên dùng để giảm bớt nợ vay và đầu tư vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao.