-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Toàn cầu hóa là gì? Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa tới Việt Nam
Trong cuộc sống thường ngày thì có lẽ bạn đã nghe đến cụm từ “Toàn cầu hóa” rất nhiều trên những trang mạng xã hội, ti vi , báo đài… Chắc chắn rằng bạn từng đặt câu hỏi toàn cầu hóa là gì? Vai trò của nó như thế nào với cuộc sống của chúng ta? Cơ hội cũng như thách thức của Toàn cầu hóa là gì ?
Danh mục nội dung
Chắc chắn rằng bạn từng đặt cầu hóa là gì? Vai trò của nó như thế nào với cuộc sống của chúng ta? Cơ hội cũng như thách thức của Toàn cầu hóa là gì ? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới. Có thể thấy rằng, toàn cầu hóa được xem như một quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ điều này sẽ giúp tạo điều kiện để phát triển các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến việc toàn cầu hóa
-
Nền kinh tế toàn cầu ngày một phát triển ở nhiều quốc gia nên việc toàn cầu hóa là điều tất yếu. Quốc gia nào không chịu liên kết, học hỏi thì sự thụt lùi lại và cơ hội phát triển hội nhập với thế giới sẽ chậm lại so với các quốc gia khác . Toàn cầu hóa diễn ra tại mỗi quốc gia, dân tộc xuất phát từ chính nhu cầu phát triển rộng rãi, mang tính quốc tế của quốc gia ấy.
-
Liên kết kinh tế thế giới ngày càng mở rộng: với sự xuất hiện nhiều tổ chức liên kết kinh tế, tài chính trong khu vực và cả thế giới. Có thể kể đến một số tổ chức như: IMF, WB, EU, WTO…
-
Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia xuất hiện nhiều và ngày càng phát triển. Chúng tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế tại nước đó. Đặc biệt, là sự hợp nhất các công ty thành các tập đoàn lớn càng khẳng định tầm quan trọng của nó với nền kinh tế đất nước.
-
Các vấn đề mang tính toàn cầu như thiên tai. bệnh dịch, ô nhiễm môi trường… ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Nên cần sự liên kết của các quốc gia để đẩy lùi dịch bệnh cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt tìm ra cách giảm ô nhiễm môi trường một cách tối ưu nhất
-
Do phát triển không đồng đều giữa các quốc gia nên dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo lớn. Nên cần có sự liên kết giúp đỡ của các quốc gia lại, những nước phát triển có thể đầu tư vốn vào những nước đang phát triển tạo việc làm cho công nhân…
Cơ hội và thách thức của Toàn cầu hóa với Việt Nam
Cơ hội:
-
Tham gia toàn cầu hóa chính là việc chúng ta đang tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ tiềm năng của đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế ,nâng cao đời sống nhân dân. Bởi đất nước ta là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng việc khai thác chưa thực sự hiệu quả, thiết bị kỹ thuật không thể bằng nước ngoài. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ấy không chỉ tạo ra điều kiện cho việc phát triển các ngành khai thác chế biến mà còn thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. Từ ấy không chỉ phát triển nền kinh tế mà còn tạo điều kiện việc làm cho người lao động
-
Trên thực tiễn nhiều công ty nước ngoài vào việt nam, một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lực lao động dồi dào, giá rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới của Việt Nam. Theo đánh giá của các công ty nhật bản khi phân tích lợi thế môi trường kinh doanh của các quốc gia Asean, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 trong tổng số các quốc gia (10 quốc gia) lớn hơn Lào, Campuchia và Myanma
-
Toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội để nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với thế giới bên ngoài. Việt Nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật công nghệ mới rất cần thiết. Với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và quá trình hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động việt nam.
-
Việc gia nhập WTO giúp nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai hiệu quả
Thách thức:
-
Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia… gây tác động bất lợi đối với nước ta.
-
Nền kinh tế phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn thậm chí khủng hoảng kt tài chính.
-
Ngoài ra, lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định phát triển của nước ta.ụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định phát triển của nước ta.
-
Tiềm lực vật chất của việt nam còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng tay nghề kỹ thuật không cao, điều này khiến cho nguồn lao động ra thị trường quốc tế gặp nhiều bất cập.Bởi nước ta là nước đi sau trong việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể trở thành “bãi rác” của các công nghệ lạc hậu.
-
Sự cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới. Việc mở rộng thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, điều này khiến cho hàng hoá của các chúng ta bị cạnh tranh gay gắt.
-
Do tri thức và trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn non kém nên dễ bị thao túng
-
Hội nhập kinh tế luôn đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lại thực dụng, chạy theo đồng tiền… Hòa nhập chứ không hòa tan