3R là gì? Ý nghĩa và Thực trạng của phương pháp 3R tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu và hậu quả mà con người phải gánh chịu đó chính là: Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zon, hạn hán lũ lụt thiên tai, động đất, núi lửa hoạt động phun trào xảy ra đo chính sự tác động của con người đến môi trường. Việc chúng ta cần làm là chung tay góp sức bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất bằng cách thực hiện chiến dịch 3R. Vậy 3R là gì? bạn đã biết ý nghĩa của chiến dịch này như thế nào đến môi trường chưa? Giải pháp 3R hiện đang được khuyến khích thực hiện ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Singapore, Anh, Nhật... bởi nó đem lại những lợi ích vô cùng to lớn không chỉ đối với môi trường. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé!

Định nghĩa 3R là gì?

Phát triển bền vững là sự kết hợp trọn bộ phát triển thống nhất đi lên của kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu đây là cuộc chiến thì không thể bỏ lại bất cứ mục tiêu nào lại phía sau. Hay nói cách khác sự phát triển của một hay hai mục tiêu trong 3 tiêu chí trên phải có sự đồng đều đi lên thay vì một tăng một giảm, hai tăng một giảm,...Sự tiến bộ của xã hội, phát triển của kinh tế phải đi cùng với sự phát triển của môi trường.

Sự ra đời của 3R một biện pháp thiết thực ý nghĩa và hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp và tiết kiệm hơn. Chính vì vậy, nội dung bài viết hôm nay sẽ bàn đến sẽ xoay quanh các vấn đề như 3R là gì? Lợi ích của 3R đối với môi trường là gì? Sự ra đời của 3R có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới và việt nam? Thực trạng ở Việt Nam khi áp dụng chiến dịch này như thế nào? Giải pháp để vượt qua các khó khăn là gì?

3R chính là viết tắt của 3 từ sau trong tiếng anh : Reduce – Reuse- Recycle. Có nghĩa là tiết giảm – tái sử dụng – tái chế đây chính là một chiến dịch hay một biện pháp nhằm mục đích giúp con người có thể có ý thức hơn trong việc thực hiện công việc để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.

- Reduce (tiết giảm): sự thay đổi lối sống, cách tiêu dùng và sự cải tiến trong quy trình sản xuất… sẽ làm giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường. Lượng sản phẩm tạo ra lớn nhất, tài nguyên được sử dụng hiệu quả nhất nhưng lượng chất thải tạo ra lại ít nhất là sự tối ưu hóa cần thiết.

- Reuse (tái sử dụng): tận dụng tối đa tuổi thọ của các sản phẩm và sử dụng nó để phục vụ các mục đích khác nhau nhằm tiết kiệm tối đa.

- Recycle (tái chế): bằng sự sáng tạo mà tận dụng những rác thải, vật liệu thải đi để làm ra các sản phẩm khác có ích.

Ý nghĩa của 3R là gì

Sau khi nắm được khái niệm 3r là gì, chúng ta cũng cần tìm hiểu về ý nghĩa của phương pháp 3r này. Hiện nay, mô hình 3r được ứng dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Chắc chắn, 3r đem lại những hiệu quả đáng kể mới khiến nó được ứng dụng nhiều như vậy.

Ban nghi ngờ về những ý nghĩa của 3r đem lại cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội… ở mỗi quốc gia. Vậy thì dưới đây là một số ý nghĩa mà phương pháp 3r mang lại mà bạn có thể quan tâm:

- 3r giúp giảm thiểu một cách tối đa lượng chất thải ra môi trường, làm giảm sự ô nhiễm và cơ sở vật chất để xử lý chất thải đó.

- Những vật phẩm tái chế đem đến một nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp cũng như góp một khoản tiết kiệm cho chính người tiêu dùng. Vì vậy, nền kinh tế quốc gia cũng được nâng đỡ hơn.

- 3r là sản phẩm trí tuệ của con người nhằm nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng. Nó mang sức mạnh tinh thần to lớn, giúp thay đổi cách thức sử dụng, ý thức bảo vệ môi trường của con người.

- Việc thực hiện biện pháp 3r, giúp tạo ra việc làm, tăng thu nhập, giảm thiểu các chi phí xã hội (quản lý chất thải, chăm sóc sức khỏe…)

Việc thực hiện mô hình 3r phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân trong cộng đồng. Ý thức và tự giác làm cho thế giới tươi đẹp hơn bằng cách bảo vệ môi trường cùng 3r là cần thiết.

Thực trạng 3R đối với Việt Nam  

Để góp phần hướng đến một môi trường sống chung lành mạnh cho tất cả mọi người và cùng hòa một nhịp đối với các mục tiêu và mục đích chung đối với các nước trong khu vực và trên thế giới Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc áp dụng và đưa mô hình này vào thực hiện vào năm 2006 đến ngày 18/3/2007 được áp dụng tại Hà Nội với số vốn đầu tư nên đến 49,5 tỷ đồng do tổ chức JICA chính phủ Nhật Bản đầu tư vốn không hoàn lại với thời gian thực hiện trong vòng 3 năm. Tuy nhiên kết quả không được như mong đợi bởi do các thực trạng sau:

- Từ khi áp dụng 3R khối lượng các chất thải giảm đáng kể, loại rác thải được phân loại đúng 80 - 90 %

- Nâng cao ý thức người dân trong việc vệ sinh môi trường, phân loại rác thải hữu cơ và các loại rác thải có thể tái chế được.

Đó là các thay đổi tích cực, còn các vấn đề vấn chưa mang lại được kết quả  như mong đợi bởi các thực trạng sau:

- Xét về tình hình chung thi môn hình 3R chưa được áp dụng rộng rãi một cách chuẩn xác và lan rộng ra khắp các nơi trên cả nước.

- Chỉ thay đổi về nhận thức và phương pháp thì chưa đủ mà việc đầu tư cho các thiết bị hỗ trợ và cách thực hiện của người trực tiếp làm việc trong việc phân loại xử lý rác thải vẫn chưa tố

- Thiếu sự đầu tư vào các thiết bị hiện đại vật chất, thiếu sự chỉ đạo và giám sát nghiêm ngặt của các cấp lãnh đạo về vấn đề này.

Chính vì thế mà khi được áp dụng vào việt nam sau gần 10 năm thực hiện mà kết quả như “đâu lại về đây” bằng không. Vậy giải pháp cho Việt Nam về vấn đề áp  dụng 3R trong việc thực hiện bảo vệ môi trường ở đây là gì?

- Có sự đầu tư về các thiết bị máy móc hiện đại trong việc thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải hữu cơ và vô cơ.

- Thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc thực hiện 3R từ nông thôn đến thành thị  một cách đồng bộ nhất có thể

- Cần thêm sự kiểm soát chặt chẽ và quan tâm hơn của các cán bộ ban ngành có liên quan trong việc thực hiện quản lý giám sát chất lượng và quá trình thực hiện áp dụng vào thực tế của 3R.

3R đã phổ biến không chỉ trên thế giới mà cũng đã được áp dụng vào Việt Nam tuy có tinh thần thực hiện và hưởng ứng phong trào cao nhưng lại chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn. Vậy vấn đề ở đây chính là việc xác định hoàn cảnh, tình hình chung của Việt Nam trước khi áp dụng bất cứ mô hình quốc tế nào vào thực tế trước khi áp dụng vào thực thế là điều vô cùng cần thiết.