Swot là gì? Làm thế nào để thiết lập ma trận Swot hiệu quả?

Khi tìm kiếm cơ hội đầu tư, tôi rất hay nghe nói đến cụm từ ma trận Swot, lập chiến lược kinh doanh theo Swot. Anh em nào giải thích cho tôi Swot là gì thế? Mô hình Swot là gì? Làm thế nào để thiết lập ma trận Swot hiệu quả? Cùng wikihoidap.org tìm hiểu nhé

Swot là gì?

Swot là một thuật ngữ gói trọn đầy đủ 4 khái niệm về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong một dự án kinh doanh. Chúng sẽ được thể hiện ở dạng ma trận để dễ dàng so sánh, phân tích và kết hợp. SWOT là cụm từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Swot được xem là “công cụ” đắc lực hỗ trợ cho quá trình phân tích chiến lược, đánh giá rủi ro. Đồng thời đề ra những định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh, dự án Marketing của doanh nghiệp.

Mô hình Swot là gì?

Mô hình Swot nghiên cứu toàn diện các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, vừa đi vào cụ thể từng chi tiết vừa mang tính khái quát. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn, sâu sắc hơn để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Swot là gì? Đó là thuật ngữ biểu thị cho 4 yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp

Làm thế nào để thiết lập ma trận Swot hiệu quả?

Swot là “kim chỉ nam”, là “chìa khóa” giải quyết mọi vấn đề trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đã đến lúc bạn nên nghiên cứu kỹ hơn về Swot và tìm cách ứng dụng mô hình Swot sao cho hiệu quả nhất.

Cấu trúc của mô hình Swot gồm đầy đủ 4 yếu tố

Mô hình Swot bao giờ cũng có đầy đủ 4 yếu tố được sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Cụ thể mô hình này như sau:
- S – Streng (Điểm mạnh): Là yếu tố “nội bộ” doanh nghiệp như danh tiếng, bằng sáng chế…có tác động tích cực đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- W -  Weaknesses (Điểm yếu): Đây cũng là yếu tố bên trong của doanh nghiệp nhưng chúng mang màu sắc tiêu cực.
- O – Opportunities (Cơ hội): Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp như đối tác, môi trường kinh doanh…chúng là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp sớm hoàn thành các mục tiêu đã dự định.
- T – Threats (Thách thức): Đây cũng là những yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, giá cả, thị trường kinh doanh, chính phủ…mang ý nghĩa tiêu cực đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người ta bảo nếu không thiết lập ma trận Swot thì thành công khó mỉm cười với bạn. Điều này không hề sai! Bạn không thể bước ra chiến trường mà không chuẩn bị vũ khí. Thương trường không phải là một cuộc chơi may rủi mà là cuộc đấu trí đầy cân não. Việc phân tích Swot sẽ giúp bạn hình dung ra một bức tranh tổng quan trước đối thủ, thị trường.

  • Xem thêm: Outlet là gì? Chiến lược Marketing trong Outlet store

Có thể thấy mục đích của việc thiết lập ma trận Swot chính là phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Cùng với đó là nắm bắt cơ hội, đề phòng và giải quyết những rủi ro kịp thời. Mô hình Swot sẽ giúp bạn đề ra kế hoạch kinh doanh thông minh và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Thiết lập ma trận Swot trong Marketing

Phân tích ma trận Swot nhà quản trị cần chuẩn bị 2 bản danh sách. Một bản danh danh sách chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm. Bản danh sách còn lại dùng để mô tả những cơ hội và thách thức.

Các nhà quản trị hãy bắt đầu với bản danh sách OT, vì sao vậy? Bởi chúng là đầu mối để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong doanh nghiệp. Hãy chỉ ra những cơ hội hấp dẫn! Đó là những cơ hội sẽ đem lại lợi nhuận cao và sát xuất thành công lớn.

Đặt câu hỏi trong Swot

Tiếp đến bạn cần lấp đầy cả bảng danh sách trên bằng những câu hỏi. Dưới đây là những câu hỏi gợi ý để giúp bạn hoàn thành bảng phân tích này một cách đầy đủ.

Strength (điểm mạnh): Hãy đặt những câu hỏi nêu bật những lợi thế của doanh nghiệp như: Nguồn lực bạn đang có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kỹ thuật, công nghệ…như thế nào? bạn làm điều gì tốt nhất?...

Weaknesses (điểm yếu): Công việc nào bạn đang yếu kém? Lời nhận xét tiêu cực bạn nhận được từ người tiêu dùng là gì?...Hãy đặt các câu hỏi vạch rõ các điểm yếu kém đang tồn tại bên trong doanh nghiệp.

Opportunities (Cơ hội): Các câu hỏi sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh như xu hướng công nghệ thay đổi như thế nào? Đối tác tiềm năng trên thị trường là ai? Đối thủ nào đang chậm chạp, yếu kém…

Threats (Nguy cơ): Các câu hỏi sẽ giúp bạn xác định được các yếu tố cản trở trên con đường đi đến thành công như: Thị trường đang biến động như thế nào? Đối thủ nặng ký nhất của bạn là ai?...Từ đó, đề ra những chính sách đối phó hoặc né tránh những nguy cơ này.

Mở rộng Swot

Không chỉ dừng lại ở ma trận Swot thông thường, ma trận Swot còn có thể mở rộng ra để tạo nên các chiến lược marketing mang tính cơ hội.
- S-O: Phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp để chớp lấy thời cơ.
- S-T: Tận dụng các lợi thế để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro.
- W-O: Hạn chế mặt tiêu cực để tận dụng cơ hội.
- W-T: Lập kế hoạch đề phòng cho các hạn chế trước các đe dọa.

Kết luận: Swot thật sự là một công cụ hữu hiệu để dẫn dắt hoạt động kinh doanh đi đúng hướng. Việc thiết lập ma trận Swot rất cần thiết để giải quyết mọi bài toán chiến lược của doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu Swot là gì? Hãy ứng dụng ngay mô hình mô hình Swot vào thực tế để phát triển bản thân, doanh nghiệp nhé!