Outlet là gì? Chiến lược Marketing trong Outlet Store và Factory Outlet

Mua sắm được ví như là chất gây nghiện với hầu hết mọi người, và khi đã lỡ chân bước vào một khu mua sắm được gọi là “đại hạ giá” như Outlet thì căn bệnh này sẽ bùng phát dữ dội. Ngoài ra Outlet trong lĩnh vực khách sạn còn được hiểu theo 1 nghĩa khác. Vậy bạn đã biết Outlet là gì chưa?

Outlet là gì

Xem bài viết để cùng tìm hiểu về Outlet là gì? Những vấn đề liên quan đến Outlet mà bạn nên biết

Outlet là gì?

Outlet (tiếng Anh) là một thuật ngữ để chỉ loại cửa hàng, nơi chuyên tiêu thụ hàng giảm giá, tồn kho của các thương hiệu nổi tiếng như Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Levis, Polo Ralph Lauren…

Outlet là gì?

Sự khác nhau giữa Outlet Store và Factory Outlet

Tại Factory Outlet, các sản phẩm bán ra là từ chỉ có một thương hiệu. Các nhà sản xuất chỉ bán sản phẩm của mình ở một mức giá được giảm ở Factory Outlet. Mặt khác, các nhà bán lẻ chạy các cửa hàng Outlet Store, thì các nhãn hiệu khác nhau được bán ở đó.

Ở Việt Nam, loại hình này rất phổ biến, từ những quy mô tầm cỡ lớn như các đại lý lớn mở ra bên ngoài cửa siêu thị của họ, hay những cửa hàng bán đồ ven đường.

Outlet Store trên thực tế thì hàng chất lượng chiếm một phần rất nhỏ mặc dù trên lý thuyết, Outlet Store bán hàng chất lượng với giá mềm.

Sự khác nhau giữa Outlet Store và Factory Outlet

Sự khác nhau giữa Outlet Store và Factory Outlet

Đặc điểm của Outlet trong lĩnh vực thời trang

Tới Outlet phải đi một quãng đường dài

Outlet thường được đặt tại một nơi rất xa cách trung tâm thành phố, phải mất tới vài chục phút lái xe. Các outlet ở xa như vậy là bởi vì giá thuê mặt bằng ở ngoại ô sẽ rẻ hơn rấy nhiều so với trung tâm. Hai nữa, nếu các outlet có vị trí gần với cửa hàng bán đúng giá thì khách hàng sẽ chẳng ghé mua outlet nhiều hơn sao. Việc đặt outlet ở ngoại ô để đảm bảo doanh thu của cửa hàng bán đúng giá. Và outlet mặc dù ở xa nhưng cũng không phải là vắng khách đâu nha. Doanh thu của cửa hàng outlet cũng không phải là ít.

Những khách hàng muốn mua đồ hiệu giá rẻ họ sẽ chẳng ngại mà lái xe tới mua. Vượt qua một quãng đường rất xa, rất dài, chẳng khách hàng nào lại muốn ra về tay trắng cả. Họ luôn ra khỏi cửa hàng với những món đồ trong tay.

Đặc điểm của Outlet trong lĩnh vực thời trang

Tiền nào của nấy, Outlet cũng vậy

Outlet bán những sản phẩm hoặc lỗi mốt, tồn kho hoặc không đạt chất lượng chuẩn để bán tại cửa hàng bán đúng giá. Outlet “bỏ bùa” người tiêu dùng rằng bạn sẽ sở hữu một chiếc túi Channel với giá rẻ hơn 70% so với giá thực. Khách hàng nghĩ mình đã mua được món hời, nhưng Outlet không đơn giản như bạn nghĩ.

Một tín đồ mê mua sắm đã chia sẻ rằng: “Tại nhà sản xuất, chỉ 10-15% sản phẩm hàng hiệu được đem vào bán tại các trung tâm mua sắm, các cửa hàng chính hãng. 85-90% sản phẩm còn lại sẽ được phân phối tại Outlet.” Thực tế là các sản phẩm tại Outlet luôn kém chất lượng hơn tại các cửa hàng chính. Bởi vì form dáng sản phẩm “cẩu thả”, nguyên liệu pha nhựa polyester, nguyên liệu tổng hợp… Nhưng giá các sản phẩm lại được niêm yết bằng với sản phẩm chuẩn chất lượng, sau đó mới hạ giá, sale off.

Bằng chiêu thức này, số tiền bạn bỏ bao nhiêu thì chất lượng sản phẩm bạn nhận lại là tương ứng, không khá khẩm hơn tí nào. Các chủ cửa hàng outlet thì vẫn thu lợi nhuận như thường. Bạn sẽ chẳng tiết kiệm được đồng nào. Tại Mỹ, ngành công nghiệp outlet có trị giá lên tới 17 tỷ USD, nên không có gì khó hiểu khi nhiều người tìm cách kiếm lợi từ outlet.

Nhưng mẹo khi mua hàng outlet

- Hiểu giá trị số tiền bỏ ra:

Cho dù bạn đã phải lái xe 45 phút hay mất phí cho một chuyến taxi tới Outlet, nếu không tìm thấy món đồ nào bạn yêu thích thì cũng nên trở về nhà. Đây chính là chiến lược về địa lý mà các Outlet đã tính đến bởi không ít người luôn “bần thần” về việc đã mất công tới Outlet rồi nhưng lại không mua được món đồ nào.

- Kiểm tra chất lượng kỹ càng:

Bạn hãy kiểm tra thật kỹ kiểu dáng, đường kim mũi chỉ, những lỗi có thể có. Bạn cũng nên kiểm tra giá niêm yết dựa trên chất liệu so với giá tại cửa hàng, và kiểm tra nguồn gốc sản xuất của món hàng.Người tiêu dùng thông minh là nên kiểm tra thường xuyên giá tại cửa hàng với món đồ mình thích trước khi tới Outlet để nhận thấy được sự khác biệt.

- Nghiên cứu trước:

Nếu bạn muốn mua một chiếc quần sooc của Nike thì trước hết nên kiểm tra giá trực tuyến tại cửa hàng để có thể so sánh với giá tại Outlet.

Chiến lược Marketing trong quản lí Outlet

Một phần tư các thương hiệu quốc gia cho biết họ không thể theo dõi ROI ở cấp địa phương và 33,8% thậm chí không đầu tư vào tiếp thị địa phương, theo khảo sát của Balihoo.

Tìm hiểu thêm Chiến lược SWOT

Khi nói đến quản lý tiếp thị kỹ thuật số cho các cửa hàng địa phương của họ, nhiều nhà bán lẻ quốc gia vẫn cần hướng dẫn từ các chuyên gia. Dưới đây là những chiến lược mà các thương hiệu quốc gia nên xem xét.

Thực hiện tiêu chuẩn thương hiệu

Thương hiệu đa quốc gia cần phải có tiêu chuẩn và hướng dẫn thương hiệu cho các cửa hàng địa phương để theo dõi, bao gồm tần suất đăng bài, quy cách phục vụ của nhân viên, những văn hóa đặc trưng của thương hiệu. Thương hiệu nên giải thích rõ ràng các tiêu chuẩn, những điều bắt buộc phải làm để củng cố văn hóa công ty, những điều không được phép làm để nhân viên có thể hiểu rõ. Ngoài ra, việc đào tạo nội bộ nên được ưu tiên thông qua các quy chuẩn công nghệ như intranet.

Chiến lược Marketing trong quản lí Outlet

Sử dụng dữ liệu vị trí chính xác

Cách Marketing địa phương cho các thương hiệu quốc gia nên bắt đầu đầu với việc đơn giản nhất như cập nhật dữ liệu vị trí hoàn chỉnh và chính xác.Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các thương hiệu quốc gia nên sử dụng công cụ tự động hóa tập trung để xác minh, chuẩn hóa, mã hóa địa lý và quản lý dữ liệu được liên kết với hàng trăm hoặc hàng nghìn địa điểm của họ. Sở dĩ họ đề xuất như vậy vì đã phát hiện thấy rằng danh sách trực tuyến thường hay cập nhật thiếu số điện thoại hoặc giờ mở cửa. Vị trí ghim trong Google Maps cũng thường không đúng và các trang web của địa phương thường sai hoặc kh��ng nhất quán.

Tối ưu hóa tìm kiếm trên thiết bị di động

Làm thế nào để một thương hiệu đa quốc gia trở thành địa điểm địa phương? Với liên kết địa phương và sáng tạo nội dung mang tính bản địa, thương hiệu có thể thành công trong việc kiểm soát doanh thu của những outlet này. Thương hiệu quốc gia thấu hiểu các trang Google địa phương cho các cửa hàng của họ. Bởi người tiêu dùng sẽ tìm kiếm một danh mục cửa hàng hoặc nhà hàng cụ thể ở địa phương, nên việc tối đa hóa tìm kiếm trên thiết bị điện thoại di động là cực kì quan trọng.

Giữ bản sắc của địa phương

Thương hiệu nên thấu hiểu văn hóa của địa phương và tìm kiếm những người địa phương có khả năng giữ gìn bản sắc thương hiệu và giữ gìn bản sắc địa phương. Nếu thương hiệu có bất kì chương trình khuyến mãi nào ở địa phương, hãy thỉnh thoảng post lên trang chủ chính của thương hiệu, tuy nhiên mật độ không nên thường xuyên quá.

Triển khai các bộ định vị có thể index

Sau khi tạo nền tảng dữ liệu chính xác, bước tiếp theo là triển khai các trình định vị có thể index (trên di động và máy tính để bàn) và xuất bản các trang đích địa phương có thẩm quyền cho từng vị trí để tối đa hóa lưu lượng truy cập và cung cấp trải nghiệm khách hàng. Menu, danh sách sản phẩm, ảnh và video của thương hiệu cũng cần có trong các trình định vị này. Cách tiếp cận này cũng hỗ trợ việc sử dụng công nghệ quảng cáo như quảng cáo trên thiết bị di động và nhắn tin dựa trên vị trí…

Outlet trong khách sạn là gì?

Trong khách sạn, outlet được hiểu là các khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quầy bar, quán cà phê… – trực thuộc bộ phận F&B. Đối tượng khách hàng phục vụ của các outlet không chỉ là khách hiện đang lưu trú mà còn là khách ngoài khách sạn.

6 mô hình outlet phổ biến

Tùy thuộc vào quy mô cơ sở kinh doanh dịch vụ mà mỗi khách sạn – resort có thể có một hoặc nhiều outlet. Và cũng tùy thuộc vào quy mô khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống mà mỗi outlet Manager sẽ chịu trách nhiệm quản lý chỉ một hoặc cụm nhiều mô hình outlet khác nhau.

- Nhà hàng

- Nhà hàng

Một khách sạn có thể có nhiều outlet nhà hàng với tên gọi và “sản phẩm phục vụ” khác nhau: nhà hàng chuyên món Việt, nhà hàng chuyên món Âu, nhà hàng chuyên món Á, nhà hàng Buffet…

Mỗi outlet sẽ được bố trí ở các khu vực khác nhau với đội ngũ nhân viên riêng biệt – từ nhân viên phục vụ, phụ bếp, nhân viên tạp vụ… cho đến Bếp trưởng, Quản lý nhà hàng. Các Quản lý outlet nhà hàng làm việc dưới sự điều hành chung của Giám đốc F&B.

- Lounge

- Lounge

Lounge trong khách sạn được biết đến là mô hình kinh doanh thức uống - phục vụ cả đồ uống có cồn và không cồn. Lounge được xem như một hình thức pha trộn giữa Bar và café, với không khí không quá sôi động như trong quán bar nhưng cũng không quá “êm dịu” như quán café thông thường. Không gian của các lounge thường khá rộng và thường sử dụng ghế sofa để phục vụ khách khiến người ngồi cảm thấy thoải mái và dễ dàng giao tiếp, trò chuyện.

- Bar

Bar là mô hình outlet phục vụ các loại thức uống có cồn trong khách sạn: rượu mạnh, cocktail,… cùng với các loại trái cây tươi. Bar trong khách sạn có trong nhà hàng, được bố trí tại hồ bơi (Pool Bar), trên sân thượng (Rooftop bar) hay tổ chức bar riêng thành một club. Bar trong khách sạn hoạt động trong khung giờ nhất định và chịu sự kiểm soát theo quy định của pháp luật, ví dụ như khách đến bar phải trên 18 tuổi.

- Pub

- Pub

Pub trong khách sạn cũng là một mô hình outlet. Pub chủ yếu phục vụ bia, thức uống không cồn kèm theo các món ăn nhẹ trong không gian náo nhiệt với nhiều phong cách âm nhạc đa dạng. Cũng giống như Bar, Pub trong khách sạn được quy định giờ hoạt động chặt chẽ nhưng không giới hạn về độ tuổi.

- Coffee shop

- Coffee shop

Outlet Coffee shop trong khách sạn chủ yếu phục vụ các loại cà phê được thực khách yêu thích

Outlet Coffee shop – quán café có trong hầu hết các khách sạn – khu nghỉ dưỡng 5 sao hiện nay. Coffee shop chủ yếu phục vụ khách các loại cà phê quen thuộc như: Cappuccino, Latte, Espresso, Mocha… hay các loại nước ép trái cây. Coffee shop trong khách sạn thường được bố trí tại tầng 1, gần khu vực sảnh – nơi có nhiều khách qua lại để dễ dàng phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

- Cafeteria

Cafeteria có thể được xem là kiểu outlet kết hợp giữa quán café (về mặt không gian) và nhà hàng buffet (về cung cách phục vụ). Thực khách đến với Cafeteria sẽ tự chọn các loại thức ăn nhẹ, đồ uống yêu thích – đến quầy thu ngân thanh toán, sau đó mang ra vị trí bàn yêu thích ngồi thưởng thức và trò chuyện với bạn bè.