CO là gì? Những thông tin cần biết về CO

Mọi người cho em hỏi CO là gì và có thể chia sẻ cụ thể giúp em những thông tin cần biết về CO được không ạ? Mình đang cần tìm gấp về nó nhưng trên google nhiều thông tin chung chung quá, làm cho mình càng hiểu mập mờ chứ chưa nắm chắc.
Mong anh chị em có ai hiểu rõ về CO thì chia sẻ cho em nó và mọi người với ạ. Em cảm ơn anh chị rất nhiều.

CO-la-gi-nhung-thong-tin-can-biet-ve-CO

 

 


 

CO là gì?

CO là từ viết tắt cho cụm từ Certificate of Original. Nghĩa tiếng Việt của nó là giấy chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa. Nó là một trong những chứng từ nằm trong vòng kiểm soát của Bộ chứng từ Xuất khẩu hàng hóa. 
Hiểu một cách đơn giản và đầy đủ nhất, CO là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia xuất khẩu cấp phát ra nhằm xác nhận hàng hóa đó là do nước họ sản xuất và phân phối trên thị trường, tuân theo quy tắc xuất xứ. CO giúp cho việc nhập khẩu hàng hóa vào một quốc gia bất kỳ nào đó trở lên thuận tiện và dễ dàng hơn trong khoản thuế quan.

CO có những nội dung cơ bản nào?

Một CO cần phải có những thứ cơ bản dưới đây
+ Loại mẫu CO cần sử dụng.
+ Những thông tin cơ bản của công ty thực hiện xuất khẩu và nhập khẩu bao gồm tên, địa chỉ.
+ Tiêu đề liên quan đến vận tải.
+ Tiêu chí được đặt ra đối với hàng hóa.
+ Tiêu chí và xuất xứ của hàng hóa.
+ Cần có dấu xác nhận của cơ quan thẩm quyền ở quốc gia cấp xuất khẩu.

CO là gì

Vậy tại Việt Nam, bạn xin dấu xác nhận cấp phát CO ở đâu?

Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cao để cấp CO tại Việt Nam. Bộ Công thương có thể ủy quyền cho một số tổ chức hoặc cơ quan đảm nhiệm công việc này. Mỗi cơ quan hay tổ chức sẽ được cấp một số loại CO nhất định như
+ Các phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu của Bộ Công Thương cấp C/O D, E, AK...
+ Các ban quản lý KCX – KCN được bộ Công thương ủy quyền cấp C/O D, E, AK...
+ Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI cấp CO form A, B...

Có những mẫu CO nào được áp dụng tại Việt Nam?

Dưới đây là một số mẫu CO.được áp dụng tại Việt Nam. Bạn cần nắm bắt căn bản kiến thức này khi muốn xin cấp CO.

+ Loại CO.form A. Khi sử dụng form CO.này, tức là hàng hóa được xuất khẩu sang các nước cho phép Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Good Storage Practice – Thực hành tốt bảo quản).

+ Loại CO.form B. Loại này được dùng xin xuất khẩu hàng hóa sang tất cả các nước và được cấp theo quy định xuất xứ (không được hưởng bất cứ ưu đãi nào).

+ Loại CO.form D. Loại này được dùng xin xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN và nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT (thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung).

+ Loại CO.form E. Khi sử dụng form CO.này, thì có nghĩa hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại. Lúc này, các nước ASEAN nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.

+ Loại CO.form S. Hàng xuất khẩu sang Lào nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Lào – Việt Nam.

+ Loại CO.form AK.  Hàng hóa được xuất khẩu sang Hàn Quốc và ngược lại. Lúc này, các nước ASEAN nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.

+ Loại CO.form AJ.  Hàng hóa được xuất khẩu sang Nhật Bản và ngược lại. Lúc này, các nước ASEAN nằm trong diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản.

+ Loại CO.form VJ là giữa Việt Nam và Nhật Bản khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Loại CO.form GSTP. Khi bạn sử dụng CO.này thì hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho phép Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

+ Loại CO.form ICO. Chứng nhận này được cấp cho sản phẩm từ cà phê và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới.

....

CO là gì

Phân biệt CO và CQ như thế nào?

CQ là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Certificate of Quality. Nó có nghĩa tiếng Việt là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được đề ra đối với các nước sản xuất và quốc tế. CQ được sử dụng với mục đích chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được công bố kèm theo hàng hóa đó.
Chứng từ này không bắt buộc phải có khi bạn làm hồ sơ khai hải quan, trừ một số mặt hàng nằm trong quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký. Trong thời kì phát triển như hiện nay, khách hàng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Vì thế, chứng chỉ chất lượng CQ vô cùng quan trọng đối với nhà sản xuất và khách hàng của họ.

Đối với CQ thì có 2 hình thức đối với việc chứng nhận sản phẩm

Chứng nhận CQ bắt buộc. 

Lúc này, việc chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng theo đúng yêu cầu mà cơ quan quản lý Nhà nước đề ra.

Chứng nhận CQ tự nguyện. 

Trong trường hợp này, việc chứng nhận chất lượng cho sản phẩm hay hàng hóa cần phù hợp với các tiêu chuẩn dược đề ra từ quốc gia sản xuất  hoặc một tổ chức, cá nhân nào đó.
Nhìn chung, việc xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những cách tạo thuận lợi cho hoạt  động kinh doanh của doanh nghiệp. Chứng chỉ CQ lúc này giúp bạn tạo niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm và hàng hóa do công ty bạn sản xuất.
CO.– chứng nhận xuất xứ hàng hóa và CQ – chứng nhận chất lượng hàng hóa là hai nhân tố đủ để chứng minh chất lượng sản phẩm từ một quốc gia nào đó. Tuy nhiên, trong một số dự án tại Việt Nam, bên chủ đầu tư (bên A) vẫn yêu cầu phải đưa ra kết quả thí nghiệm của sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn mà TCVN (tiêu chuẩn quốc gia) hiện hành hoặc theo tiêu chí kỹ thuật riêng do dự án đề ra.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về CO.