IBS là gì? Dấu hiệu báo động IBS và cách điều trị

Dạo gần đây, mình cảm thấy bụng dạ mình khá khó chịu. Bác mình có bảo nhìn như thế khá giống hội chứng IBS. Mình không hiểu rõ lắm hội chứng IBS là gì? Bạn nào hiểu biết về vấn đề này có thể giải thích giúp mình IBS là gì? Dấu hiệu báo động hội chứng IBS và cách điều trị nó như thế nào được không ạ! 
Mình chân thành cảm ơn trước!

IBS là gì? Dấu hiệu báo động IBS và cách điều trị


 

IBS là gì?

IBS có nghĩa là Irritable Bowel Syndrome. Cụm từ này dịch sang tiếng Việt mang nghĩa là Hội chứng gây kích thích bụng. Hội chứng IBS có tỷ lệ bệnh 1/3 – cứ 3 người lớn thì sẽ có 1 người mắc phải triệu chứng IBS. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu và từng vùng dân cư. Thông thường, nữ giới có khả năng mắc hội chứng IBS gấp hai lần so với nam giới.
Theo Thomson W.D (1990) đã đưa ra định nghĩa về hội chứng IBS như sau Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Sydrome – IBS).

IBS có thực sự nguy hiểm không?

Nếu trả lời câu hỏi, hội chứng IBS có nguy hiểm không thì câu trả lời sẽ là không nhé. Tuy nhiên, không nên quá chủ quan bời vì nó gây rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bệnh IBS còn khiến cho người bệnh luôn luôn cảm thấy lo lắng căng thẳng đến nỗi mất ngủ vì lo sợ bản thân mắc phải những bệnh khó chữa khác ở đường ruột.
Ở Việt Nam, theo Khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh lý ống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, nhóm bệnh lý đại cực tràng và hậu môn, IBS chiếm tỷ lệ lên tới 83,38 %.
Ở các nước  u Mỹ, tỷ lệ mắc hội chứng IBS cao hơn so với Trung Đông và châu Á.

ibs là gì

Hội chứng ruột kích thích IBS có những dấu hiệu đặc trưng nào?

Nhìn tổng thể thì có 8 dấu hiệu đặc trưng dưới đây cảnh báo bạn có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích.

Đau bụng hoặc đầy bụng, sinh hơi, khó tiêu.

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất dùng để chuẩn đoán xem bạn có đang mắc hội chứng kích thích ruột hay không. Thông thường, ruột và não luôn luôn kết hợp với nhau để kiểm soát hệ thống tiêu hóa trên cơ thể bạn. 
Cơn đau bụng hay đầy bụng ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng, chứ ít khi đau ở phần bụng dưới.

Tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích thường được chia làm 4 nhóm chính gồm có IBS tiêu chảy chiếm ưu thế, IBS táo bón chiếm ưu thế, IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón, IBS không tiêu chảy và không táo bón. 
Trong 4 nhóm này, thì nhóm IBS tiêu chảy chiếm ưu thế chiếm khoảng 1/3 số lượng bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. 
Các bệnh nhân mắc hội chứng IBS cần nắm rõ rằng việc vận chuyển thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn bình thường. Điều này có thể gây hiện tượng thúc giục nhu động ruột gây căng thẳng nghiêm trọng cho bệnh nhân về việc bị tiêu chảy đột ngột, chưa kịp thích ứng.

Bị táo bón.

Hội chứng IBS táo bón có mức độ ảnh hưởng lớn và phổ biến nhất hiện nay. Gần 50% số bệnh nhân mắc bệnh IBS táo bón chiếm ưu thế.

Bị táo bón và tiêu chảy luân phiên.  

IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón ảnh hưởng đến khoảng 20% bệnh nhân bị nhiễm IBS. 

Thay đổi nhu động ruột.

Phân di chuyển chậm trong đường ruột dẫn tới phân bị khô cứng. Trong khi đó, ruột đã hấp thụ một phần nước. Phân khô cứng kết hợp với một phần nước dẫn tới tình trạng phân lỏng, dẫn tới tiêu chảy. 

Cảm thấy buồn nôn và thấy cổ họng cực vướng.

Nguyên nhân dẫn tới dấu hiệu này là do hội chứng ruột kích thích sản xuất khí nhiều hơn trong đường ruột. Theo một nghiên cứu lớn. 83% người mắc IBS cho biết họ bị đầy hợi và đau bụng thường xuyên.

Cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ.

Theo một nghiên cứu khoa học, có khoảng 160 người từ 18 tuổi trở lên có khả năng bị IBS được cho rằng có khả năng chịu đựng áp lực thấp, thường bị stress căng thẳng trong công việc cũng như các hoạt động giải trí tập thể và xã hội.
Không những thế, IBS còn ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, thường xuyên bị thức giấc, sáng thức dậy cảm thấy không tỉnh táo.

Cảm thấy lo lắng và trầm cảm.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được dấu hiệu này tác động như thế nào đối với hội chứng IBS. Theo một nghiên cứu lớn trên 94.000 nam và nữ, đã đem đến kết quả là hơn 50% người mắc IBS có dấu hiệu rối loạn lo âu và hơn 70% người mắc bệnh IBS có dấu hiệu rối loạn tâm trạng, trong đó có trầm cảm. 

ibs là gì

Điều trị IBS bằng những cách nào?

Sau đây là một số thứ cần chú ý khi điều trị IBS.
+ Chú ý đến chế độ ăn uống vì chế độ ăn chiếm vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích IBS. Trách sử dụng những thức ăn khó tiêu và dễ sinh hơi như sắn, bơ, hoa quả nhiều đường như mít, cam, quýt...; những loại đồ uống chứa chất kích thích, nhiều ga và đường như bia, rượu, cà phê, món ăn chua cay...; những món ăn để quá lâu hoặc không được bảo quản tốt.
+ Thường xuyên chú ý đến chế độ luyện tập. Tự rèn cho bản thân có chế độ đại tiện 1 lần trong ngày. Buổi sáng nên xoa bụng khi ngủ dậy để gây cho cơ thể có cảm giác cần đại tiện. Bên cạnh đó, người mắc hội chứng IBS nên luyện tập thư giãn, tập thể dục, đi bộ thường xuyên hoặc khí công vào mỗi buổi chiều...
+ Thuốc điều trị triệu chứng bao gồm chống táo bón (Forlax, Duphalac, Tegaserod,...), chống ỉa chảy (Smecta, Imodium, Actapulgite...), thuốc chống sinh hơi (Than hoạt, Pepsan, Meteospasmyl...), thuốc chống đau và giảm co thắt ( Spasfon, No-spa, Duspataline...), thuốc an thần kinh (Seduxen, Dogmatyl, Rotunda...)
Trên đây là những thông tin về IBS. Hy vọng những thông tin đó có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình về IBS