NPV là gì? Ưu và nhược điểm của NPV

Chuyện là hôm qua bạn em làm bài nghiên cứu về tập đoàn Hòa Phát rồi nhắc tới việc để xây dựng dự án mới thì đã chọn 2 phương pháp là vay ngân hàng và bán cổ phiếu ra thị trường. Cái này thì em hiểu vì em cũng là dân học kinh tế. 
Sau đó bạn em nhắc về mấy cái tiêu chuẩn số liệu của Hòa Phát để có đủ điều kiện thực hiện 2 phương pháp trên như là giá cổ phiếu, số lượng chào bán,… và còn có bảng hiệu quả đầu tư. Trong bảng này có một NPV và IRR gì đó mà em không hiểu lúc bạn em nhắc tới. Nghĩ đó thôi chết, mình với nó học cùng lớp mà mấy cái này mà nói không biết thì quê một cục, nên em lên đây cầu cứu từ các bác, bác nào biết rõ về NPV thì cho e xin ít thông tin ạ. Em xin cảm ơn nhiều ạ.


NPV là gì? Ưu và nhược điểm của NPV

Khái niệm NPV

NPV là gì? Theo định nghĩa về mặt kinh tế thì NPV – Net Present Value tức là giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại ròng chính là tổng thể PV (tức là các giá trị hiện tại) của các dòng tiền cụ thể cùng một đối tượng. Hiểu một cách đơn giản thì NPV là chênh lệch giữa giá trị dòng tiền vào và giá trị dòng tiền ra ở thời điểm hiện tại.

Về NPV

Công thức tính NPV:

Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại ròng
C0: Chi phí ban đầu
Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t
r: Tỷ lệ chiết khấu
T: Tổng thời gian thực hiện
t: Thời gian tính dòng tiền

Ý nghĩa của phương pháp NPV

NPV sử dụng giá trị tiền tệ thay đổi theo thời gian để cho biết khoản thu nhập ròng mà dự án có thể mang lại sau khi đã thu hồi được vốn đầu tư ban đầu dựa vào lãi suất chiết khấu. Đây cũng là một công cụ hữu dụng cho các nhà đầu tư thẩm định các dự án mang tính dài hạn

NPV và dự án dài hạn

NPV là gì

Thông qua NPV, các nhà đầu tư, các công ty có thể đưa ra quyết định thi hành dự án hay không.

NPV > 0
Số tiền thu về cao hơn số vốn ban đầu bỏ ra và đầu tư này tăng giá trị cho nhà đầu tư/công ty
-> Dự án nên được thông qua

NPV < 0
Số tiền thu về thấp hơn số vốn ban đầu bỏ ra và đầu tư này giảm giá trị cho nhà đầu tư/công ty
-> Dự án không được thông qua

NPV = 0
Số tiền thu về bằng số vốn ban đầu bỏ ra đầu tư này không tăng và không mất giá trị cho nhà đầu tư/công ty
-> Dự án có thể đươc thông qua hoặc không tùy vào các tiêu chí phụ khác

Ví dụ minh họa cho phương pháp NPV

Giả sử bạn có số vốn là 100$ và muốn kinh doanh nước cam ép. Bạn sẽ đầu tư vốn ban đầu cho máy ép cam này là 100$. Một tuổi thọ của máy ép cam mà bạn mua vào khoảng 3 năm. Vậy bạn sẽ xem NPV là gì, kết quả là bao nhiêu và bạn sẽ dựa vào NPV để tính xem trong vòng 3 năm, máy ép cam có giúp bạn có lợi nhuận hoặc hòa vốn hay không. 

Vậy thì ở đây, trong công thức tính NPV bạn đã có C0 = 100$, T = 3 năm. Bây giờ cần xác định xem mỗi năm bạn sẽ có dòng tiền vào từ khoản đầu tư này là bao nhiêu – Ct 

Dựa vào các kinh nghiệm trong quá khứ, và so sánh từ việc giảm thiểu chi phí tự ép cam bằng thủ công và ép cam bằng máy, bạn sẽ ước tính và kì vọng doanh thu năm thứ 1 sẽ là 60$, năm thứ 2 là 50$ và năm thứ 3 là 35$. Trong 3 năm này, giả định chúng ta sẽ chơi cổ phiếu hoặc đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 4,5% mỗi năm, tức là r = 0,045

Vậy sẽ tính NPV như sau:
Năm thứ 1: NPV = 60/(1+0,045)1 = 57,42
Năm thứ 2: NPV = 50/(1+0,045)2 = 45,79
Năm thứ 3: NPV = 35/(1+0,045)3 = 30,67
Sau 3 năm, NPV = 57,42 + 45,79 + 30,67 – 100 = 33,88$

Vậy cuối cùng của dự án bán nước cam với số vốn bỏ ra 100$ ban đầu thì sau 3 năm NPV là 33,88$ >0 tức là bạn có lợi nhuận, vậy thì dự án này bạn nên đầu tư. Dự án này là ví dụ minh họa, vì trong mỗi năm có thể số tiền bạn thu về còn nhiều hơn hoặc ít hơn, và tùy hoàn cảnh phát sinh về môi trường, xã hội hoặc cá nhận bạn có thể đưa ra các phương pháp triển khai dự án khác nhau.

Ưu điểm của NPV

NPV tính dựa trên giá trị tiền tệ theo các thời điểm khác nhau nên để thu được giá trị hiện tại thì NPV sẽ khấu trừ dòng tiền tương lai. Vì tùy vào thời điểm khác nhau mà lãi suất ròng sẽ khác nhau. 

NPV giúp cho việc phân bổ ngân sách đối chiếu với dòng tiền thu về hiện tại của dự án. Ví dụ khi triển khai dự án thì tùy vào thời điểm NPV dương cao hơn sẽ tập trung chi phí nhiều hơn để tạo ra lợi nhuận cao hơn. 

NPV giúp nhà đầu tư/doanh nghiệp tính cẩn trọng chi phí đầu tư ban đầu để có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty hoặc sẽ hoàn lại vốn. Trong trường hợp này nhà đầu tư cần tính các trường hợp phát sinh chi phí để tránh bị lỗ khi triển khai dự án.

NPV có thể giúp cho việc lựa chọn phương án tối ưu nhất nếu đề ra nhiều phương án triển khai làm tăng cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư/doanh nghiệp. Ví dụ khi có 3 dự án đầu tư mà NPV mang lại dự kiến lần lượt là 200$, 80$ và -15$ thì nhà đầu tư sẽ đầu tư nguồn lực vào dự án có NPV 200$ trước, sau đó đến 80$, còn dự án NPV âm thì sẽ không nên triển khai vì sẽ  làm giảm giá trị cho phía nhà đầu tư.   

NPV là gì

Hoạch định khi tính NPV

Nhược điểm của NPV

NPV khó giải thích nếu trường hợp đối tượng mà bạn cần trình bày không chuyên về điều này, mặt khác NPV lại dựa trên vấn đề mang tính tương lai như dòng tiền, chiết khấu, nên cần phải có phương pháp đảm bảo để thuyết phục đối tượng cần trình bày về sự khả thi của dự án có thể đem về NPV >= 0

NPV là gì? Đó là sự ước tính. Vậy nên khi tính NPV thì các con số phần nhiều là giả định, và còn nhiều yếu tố rủi ro phát sinh mà NPV không ước tính được. Tùy vào các tình huống thực tế thì các chỉ số lại thay đổi. Vì vậy các con số trong phép toán của NPV phải thật sự khách quan để có thể dự trù chính xác nhất có thể những kết quả trong tương lai.
Về một bức tranh tổng thể trên phương diện thu được và mất đi những điều gì thì NPV chưa cung cấp được ví dụ như việc tạo hiệu ứng cộng đồng.

Kết luận NPV

Tuy có cả ưu điểm và nhược điểm nhưng NPV vẫn được dùng như biện pháp chủ yếu nhất trong việc cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Bạn hãy nhớ rằng còn có những yếu tố tác động khác phi tài chính. Về NPV cũng có thể tính bằng bảng tính hoặc máy tính tài chính nhưng trước hết là hãy hiểu kĩ về bản chất của NPV, NPV là gì và NPV sử dụng như thế nào để có thể lập dự án, thuyết trình lên cấp trên hoặc tự lập dự án kinh doanh cho bản thân mình.

Chúc bạn thành công!