-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
OECD là gì? Những điều cần biết về OECD
Xin chào mọi người, em hiện là sinh viên năm 2 trường Học viện tài chính. Mới đây thầy em có cho chủ đề tìm hiểu về OECD là tổ chức như thế nào. Anh chị nào nghiên cứu về tổ chức này thì cho chia sẻ cho em và các thành viên khác về tổ chức này được không ạ.
Em cảm ơn mọi người nhiều!
Danh mục nội dung
OECD là gì?
OECD là tên viết tắt của Organization for Econimic Cooperation and Development chính là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Đây là một tổ chức liên chính phủ nhằm mục đích phát triển kinh tế và phát triển phúc lợi xã hội cho các nước thành viên và trên toàn thế giới. OECD được thành lập năm 1961 và có trụ sở chính tại Lâu đài La Muette Paris (Pháp).
Tiền thân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC) với 16 nước châu u, với mục đích phân bổ viện trợ từ Mỹ và phục hồi kinh tế của các nước châu u thông qua Kế hoạch Marshall sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II.
Mỹ và Canada vào năm 1950 tham gia tổ chức OECC với vai trò là quan sát viên. Đến 1952, Mỹ dừng cung cấp viện trợ, vì vậy đến 1960, các nước trong OECC đã đàm phán để mời Mỹ và Canada trở thành thành viên của tổ chức nhằm tằng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Năm 1961, OECC đổi tên thành OECD gồm 16 nước châu Âu, Mỹ và Canada.
Hiện nay OECD có 36 thành viên từ các châu lục khác nhau. Bao gồm các quốc gia tiên tiến nhất thế giới và những nước có nền kinh tế phát triển, vậy nên tên gọi khác được gọi cho OECD chính là “Tổ chức của những người giàu”
Ngoài ra, OECD còn hợp tác với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và một số nước đang phát triển khác.
Thành viên của OECD
Thành lập năm 1961 với 18 thành viên, đến nay tổ chức OECD đã có số nước thành viên là 36, với sự gia nhập gần đây nhất của Latvia và Litva. Các quốc gia thành viên từ các châu lục trên thế giới
Châu Âu: gồm có 27 thành viên là Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Áo, Bỉ, Estonia, Cộng Hòa Séc, Hy Lạp, Ý, Hungary, Iceland, Hà Lan, Luxembourg, Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Latvia và Litva
Châu Mỹ: gồm 4 thành viên là Mỹ, Canada, Chile và Mexico
Châu Đại Dương: gồm 2 thành viên là Úc và New Zealand
Châu Á: 3 thành viên gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel.
Cơ cấu tổ chức của OECD
Tổ chức OECD có 3 cơ quan chính, trong đó cơ quan đầu não chính là Hội đồng OECD, 2 cơ quan còn lại là Ban thư ký OECD và Ủy ban Chuyên môn.
Hội đồng OECD bao gồm 36 đại diện của 36 quốc gia thành viên và 1 đại diện phía Ủy ban Châu u. Hội đồng có thẩm quyền trong việc ra quyết định nhưng sẽ dựa trên nguyên tắc đồng thuận của các đại diện.
Ban thư ký bao gồm Tổng thư ký, 3 Phó Tổng thư kí và 1 Chánh văn phòng. Có nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp các hoạt động của OECD.
Ủy ban Chuyên môn gồm 12 ủy ban về các lĩnh vực đó là kinh tế, giáo dục, môi trường, thương mại, hợp tác phát triển, chính sách thuế, thống kê, tài chính doanh nghiệp, khoa học công nghệ và công nghiệp, quản lí công - phát triển lãnh thổ, xã hội – việc làm – lao động, lương thực – nông nghiệp – ngư nghiệp.
Ngoài 3 cơ quan chính trên thì OECD có thêm 6 cơ quan độc lập: Trung tâm nghiên cứu, đổi mới giáo dục; cơ quan năng lượng nguyên tử, câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi; trung tâm phát triển; cơ quan năng lượng quốc tế; hội nghị bộ trưởng giao thông châu Âu.
Nhiệm vụ của OECD
Nhiệm vụ chính của tổ chức OECD là việc thúc đẩy các chính sách nhằm mục đích cải thiện đời sống của người dân trên khắp thế giới về các vấn đề kinh tế và xã hội.
OECD là nơi tụ họp các chính phủ làm việc với nhau
OECD cũng cấp một nơi để làm việc với các chính phủ và để các chính phủ làm việc với nhau nhằm hiểu những vấn đề trong xã hội qua đó đề ra các giải pháp đối với các vấn đề này.OECD đo lường hiện tại và dự đoán tương lai với việc đặt tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực.
Bên cạnh đó OECD xem xét những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân toàn cầu ví dụ vấn đề về thuế, hoặc những vấn đề liên quan đến an ninh, sự sinh hoạt thường ngày và cả đến sự giải trí của họ. OECD đặc biệt quan tâm đến giáo dục và những bước tiến để ứng dụng trong trường học nhằm phát triển cho những người trẻ tuổi của đất nước. Đồng thời cũng lưu ý đến vấn đề trợ cấp thất nghiệp và chăm sóc công dân khi nghỉ hưu.
OECD sẽ giải quyết những vấn đề nào của các chính phủ
Ngày nay, OECD tập trung giúp các chính phủ của các nước trên thế giới trong các vấn đề như sau:
- Giúp các quốc gia khôi phục niềm tin vào các tổ chức và niềm tin vào thị trường sẽ luôn có các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội một cách hợp lí nhất
- Tạo cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế thông qua tái lập tài chính công
- Thông qua chiến lược tăng trưởng xanh giúp thúc đẩy, hỗ trợ phát triển nguồn tăng trưởng mới và các nền kinh tế mới nổi
- Đảm bảo tất cả mọi người phát triển các kĩ năng trong công việc để tạo năng suất cao nhất.
Chính sách đối nội và đối ngoại của OECD
Về đối nội:
OECD là tổ chức liên chính phủ chứ không phải tổ chức quốc gia nên OECD mang trong mình xứ mạng chính là việc tập hợp các quốc gia có trách nhiệm trong việc cam kết thúc đẩy kinh tế và nền dân chủ.
Nhưng thực tế, tổ chức không bắt buộc với các nước thành viên mà sẽ đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận. Thông qua OECD giúp cho các nước thành viên có một diễn đàn chung quan trọng trong việc thảo luận, trao đổi và phối hợp các chính sách liên quan đến vấn đề thương mại quốc tế cùng nhiều vấn đề khác.
OECD không chỉ xây dựng mối quan hệ giữa các nước thành viên mà còn với các nước ngoài tổ chức. Gần đây, OECD không chỉ tập trung vào kinh tế mà còn cả chính trị, văn hóa xã hội giữa các thành viên.
Về đối ngoại:
Theo thời gian, OECD đã mở rộng trọng tâm để tạo mối liên kết rộng rãi với hơn 70 nước không phải thành viên. Các chiến lược về quan hệ toàn cầu được OECD đề ra với những quốc gia không phải thành viên đã được ban Thư ký Quan hệ Toàn cầu GRS giám sát và phát triển.
Kết quả việc đôi ngoại của OECD với các quốc gia ngoài tổ chức của mình là hơn 15 Fora toàn cầu đươc lập ra để tiến hành giải quyết vấn đề xuyên quốc gia.
OECD duy trì các mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như Hội đồng châu u, Hội đồng NATO, Quỹ tiền tệ Quốc Tế IMF, Tổ chức Nông lương FAO, Ngân hàng Thế giới WB,… và các tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc.
OECD tăng cường hợp tác với ASEAN
Kết luận về OECD
Trên đây là những thông tin về OECD, hy vọng những điều này sẽ giúp được cho bạn và mọi thành viên trong nhóm hiểu chi tiết hơn về OECD và những nhiệm vụ, chính sách của OECD với các nước thành viên và với các quốc gia khác trên thế giới.
Cảm ơn đã lắng nghe.