QA là gì? Công việc kỹ năng của QC, sự khác nhau với QC

Chắc hẳn các bạn đều đã nghe đến hai khái niệm QA và QC. Cả 2 lĩnh vực này đều là quản lý chất lượng sản phẩm, nhưng tính chất và công việc là hoàn toàn khác nhau. Liệu rằng bạn đã hiểu rõ hay có cái nhìn đầy đủ về nó chưa. Cùng Wikihoidap tìm hiểu các vấn đề như QA là gì? Công việc của QA và sự khác nhau giữa QA và QC?

QA là gì?

QA là viết tắt của Quality Assurance là bộ phận Đảm bảo chất lượng. Công việc chính của kỹ sư QA là thiết lập và đưa ra các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng. Phòng ban QA sẽ quy định phương pháp và tiêu chuẩn nào, có thể dùng phương án gì để có thể kiểm tra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Nhiều người thường hay lầm tưởng giữa QA và QC là một, đều là giám sát về chất lượng. Nhưng tính chất công việc của họ lại hoàn toàn khác nhau.

Mục đích của việc đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, mang lại lợi nhuận cho công ty, hạn chế những chi phí thất thoát.

Công việc của QA

+ Đối với QA trong nhà máy - doanh nghiệp sản xuất.

– Thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi áp dụng. Một vài hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME,…

– Đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

– Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hằng năm của công ty, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi quy trình sao cho phù hợp với từng sản phẩm.

– Đánh giá chất lượng các nhà cung cấp cũng như các nhà thầu đang thực hiện công việc hợp tác với công ty.

– Huấn luyện các bộ phân có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế sản xuất của công ty.

+ Đối với QA trong ngành công nghệ thông tin

  • QA trong IT phải đảm bảo chất lượng từ đầu đến cuối dự án như process hay công việc thực thi test.
  • Phải biết phân tích requirement
  • Đặt proess đúng để đảm bảo chất lượng, phải phù hợp với developemnt model đang được áp dụng cho dự án.
  • Lên kế hoạch kiểm tra và thiết kế test case.
  • Có khả năng thu nhập thông tin, báo cáo chất lượng cho khách hàng hay project manager.

Những kỹ năng cần có của nhân viên QA

Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng sẽ giúp 1 QA có thể truyền đạt, diễn dgiải một cách dễ hiểu nhất những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn quản lý chất lượng khó hiểu cho các bộ phận, phòng ban liên quan triển khai áp dụng có hiệu quả.

Kỹ năng xử lý vấn đề: giúp cho nhân viên QA có thể xử lý vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng một cách nhanh chóng và đảm bảo sẽ không làm gián đoạn các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ: một công ty nước ngoài thì yêu cầu bạn phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để có thể dễ dàng làm việc và trao đổi với khách hàng.

Luôn học hỏi

Các phần mềm quản lý, kiểm tra đều là công nghệ mà công nghiệ thì ngày một phát triển. Là một nhân viên QA, bạn cần chuẩn bị mà theo kịp các xu hướng công nghệ mới nhất để tránh bị lạc hậu, bạn càng biết nhiều thì bạn càng tiến bộ mà giá trị trong công ty của bạn sẽ ngày càng cao. Đương nhiên cơ hôi thăng tiến sẽ đến với bạn!

Quản lý thời gian

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng: Bạn làm việc không ngừng nghỉ, nhưng không có đủ thời gian để hoàn thành các kế hoạch/ dự án mình đang đeo đuổi không?
Công việc của một QA là thực hiện kiểm tra tất cả các công đoạn. Nhưng không phải tất cả trường hợp kiểm tra đều mất một khoản thời gian như nhau. Bạn cần phải đưa ra mức độ ưu tiên đối với những công việc phải thực hiện trong một ngày.

Ngoài các kỹ năng ở trên thì một QA chuyên nghiệp cần phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận để có thể thực hiện được các tiêu chuẩn quản lý chất lượng chuẩn, khi đó sẽ không để xảy ra bất kỳ sai sót nào dù là nhỏ nhất.

Sự khác nhau của QA và QC

QA

QC

Phải thiết lập tiêu chuẩn, phương pháp cần phải tuân thủ để sản phẩm/ dịch vụ đạt yêu cầu

Đảm bảo những gì QA đã thiết lập để thực thi

Phải thiết lập các tiêu chuẩn trước khi sản xuất, trước khi sản phẩm xuất tới khách hàng một cách chủ động

Diễn ra cùng lúc với sản xuất, xuyên suốt cả quá trình

 

Tập trung vào quá trình

Tập trung vào sản xuất

Đảm bảo làm đúng ngay đầu tiên, theo đúng cách.

Đảm bảo kết quả đầu ra như mong đợi