UI là gì? Khái niệm và những vấn đề liên quan đến UI

Bạn em làm trong ngành công nghệ thông tin thường hay nhắc đến UI và nói nó là một khái niệm trong tương tác với người máy. Em chỉ nghe chứ không rõ ý nghĩa của nó lắm. Anh chị nào có thể giải thích cho em biết UI là gì và những vấn đề liên quan đến nó được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ.

UI là gì? Khái niệm và những vấn đề liên quan đến UI
 

UI là gì?

UI là một khái niệm liên quan đến sự tương tác và việc giao tiếp giữa con người và máy, nơi mà con người vẫn là chủ thể. Phân ngành dành riêng cho vấn đề này là một tập con của công nghệ thông tin - ngành chuyên nghiên cứu về tính tương tác giữa người sử dụng máy tính và máy tính. 

UI là liên kết giữa các môn khoa học

UI chính là sự liên kết đặc biệt giữa khoa học tri thức cùng với những bộ môn khác, tạo thành một mối liên kết đa dạng và độc đáo, là một trong những phần được đánh giá là có sự thay đổi không ngừng và hiện đại nhất hiện nay.

UI là giao diện của phần mềm

UI là viết tắt của User Interface Design, ý nghĩa của cụm từ này là thiết kế giao diện người dùng. Con người và máy tính muốn tương tác với nhau được tốt thì không thể thiếu đến giao diện người dùng. Sự tương tác này thể hiện qua hai phần: 

  • Phần cứng ( như các thiết bị xuất nhập) và Phần mềm(một số chương trình, thông tin nhẹ, thông tin chuyển đến người dùng qua nhiều con đường...). Trong quá trình tương tác con người truyền đến máy tính những yêu cầu, mục tiêu, câu hỏi của riêng mình. 
  • Máy tính sau khi phân giải yêu cầu thành mã lệnh xong sẽ truyền lại thông tin tới người dùng về câu trả lời, những thông tin cần thiết đã xác nhận hoặc chưa. 

Quá trình truyền lại thông tin này diễn ra rất nhanh, đáp ứng nhu cầu và đưa ra câu trả lời thích đáng cho những câu hỏi của người sử dụng.

UI là gì

UI là cầu nối giữa người dùng và người viết phần mềm

Đối với các chuyên gia UI, tính tương tác liên quan đến UI hay còn gọi là Khái niệm giao diện người dùng được tận dụng một cách triệt để. Những tương tác này quen thuộc đến nỗi, dù chưa từng nghe đến UI, nhưng sự có mặt của những sản phẩm tận dụng từ nó thì đã quá quen thuộc đối với tất cả chúng ta. 

Ví dụ như những nút like, share, thả tim được thiết kế độc đáo đã trải qua vài lần thay đổi biến tấu, icon comment và trong viết tin nhắn. Các chuyên gia ngày càng để ý và tìm cách nâng tầm quá trình trình diễn của sản phẩm trước mắt người dùng. 

Việc thường xuyên thiết kế lại các mẫu icon, màu của page, bài trí thông tin trang web chính là những minh chứng rõ ràng cho địa vị của UI trong ngành công nghệ thông tin vi tính ngày càng phát triển với một tốc độ chóng mặt. 

Người trong ngành thường xuyên phải có lối tư duy sáng tạo, nhiều ý tưởng mới để xây dựng những thiết kế hiện đại hơn mà vẫn đảm bảo được tính đồng nhất trong cả một hệ thống website rộng lớn mà không bị lỗi khi tiếp nhận một lượng lớn người truy cập hay bị gián đoạn khi có số truy cập đột ngột cao.

Sự khác biệt giữa UI và UX

Ta cần nhận ra rõ ràng rằng UI khác hoàn toàn với UX. Thuật ngữ UI ứng với giao  diện người dùng còn UX thì liên quan đến trải nghiệm người dùng. Những con người không phải dân chuyên ngành thường rất dễ nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau do cách viết tắt tương tự và lối dùng từ ngắn gọn khiến nhiều người hiểu sai ý về tính chất ban đầu của nó.

Việc hiểu sai ý nghĩa của hai từ viết tắt này đặc biệt là khi chúng đã trở thành những từ ngữ phổ biến chính là một sai lầm vô cùng tai hai và nguy hiểm. Đặc biệt đối với các nhà thiết kế những sai sót này gây ra những nhầm lẫn trong việc viết cấu tạo cũng như đối với các chuyên gia khi phát triển sản phẩm, gây tổn thất thời gian và tiền bạc.

Một trong những sai lầm phổ biến mà chúng ta thường nhận thấy đó là tại nơi làm việc hay trong các cuộc gặp mặt với đối tác và khách hàng, những danh sách công việc hay những yêu cầu đề ra đều là dựa trên việc kết hợp cũng như tái sử dụng những điều đã có. 

Nhắc đến điều này để chỉ ra một quan niệm sai lầm khi một số cho rằng một nhà thiết kế UI phải hiểu rõ UX, tập trung vào nó bởi nó liên quan mật thiết đến người sử dụng.

Tuy nhiên sự thực thì hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là trên hai phương diện mục tiêu, phạm vi tổng thể. UI tập trung vào những yếu tố trải nghiệm, khơi lên sự hứng thú cho người sử dụng. 

Nó bao gồm những phương pháp tiếp cận cũng như những kỹ thuật liên quan đến “đầu ra”, “đầu vào” cho phép người sử dụng tiếp cận và làm việc trên cùng một hệ thống chung. UI không có một hướng dẫn cụ thể cho từng người. Việc của người dùng là việc dùng đi dùng lại, tương tác cho đến khi quen thuộc thay vì nhớ việc sử dụng hệ thống dựa trên những hướng dẫn đã có.

UI là một công cụ

UI là một công cụ bổ trợ và được coi là một trong những phần tử trong tập hợp các công cụ có tốc độ xử lý mạnh nhất và sắp xếp các yếu tố UX. Điều này được lý giải đơn giản bởi giao diện chính là phương pháp hữu hình và xúc tác mạnh, nơi mà người dùng trải nghiệm và liên kết một cách trực tiếp tới bộ phận sản xuất và bộ phận thiết kế. Nơi mà những đội ngũ tạo ra sản phẩm có thể trực tiếp nhận được những phản hồi, kết quả về quá trình trải nghiệm của bạn.

UI là gì

Việc tìm nhà thiết kế phù hợp là vô cùng cần thiết

Xã hội cũng như các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển khiến cho việc tìm một nhà thiết kế UI ngày càng khó khăn. Lại càng khó khăn hơn khi các danh sách công việc và yêu cầu đặt ra hiện nay tạo ra những áp lực và cả những trở ngại cho khá nhiều nhà thiết kế. 

Khó mà tìm ra được một ứng cử viên xuất sắc trong chuyên ngành thiết kế giao diện và trải nghiệm bởi đặc điểm của nghề này là sự biến đổi không ngừng. Nhưng việc sẽ còn như “mò kim đáy bể” khi cân nhắc đến việc thuê một người vào đội ngũ chuyên môn thiết kế. Đây không phải là một phương án khả thi khi phải trả một số tiền khá lớn cho một chuyên gia, và rất có thể chuyên gia ấy chẳng thể giải quyết được vấn đề trong sản phẩm của bạn.

Trách nhiệm với các vấn đề

Dù là nhà thiết kế UI hay UX, việc đặt trách nhiệm lên trên đầu tiên mới là điều quan trọng. Ta nên hiểu rằng thiết kế chính là đưa ra một giải pháp để có thể giải quyết vấn đề. Vai trò càng được xác định rõ ràng và dễ hiểu, việc giải quyết vấn đề sẽ càng dễ dàng hơn, các đề xuất được đưa ra có tính khả thi sẽ cao hơn.

Nếu một Designer phải đảm nhiệm cả hai mảng thiết kế giao diện và trải nghiệm thì việc thiếu kiểm soát là điều có thể diễn ra. Một UI Designer sẽ thường tập trung và thiết kế các tương tác, biểu tượng, màu sắc, font và những vấn đề liên quan đến người dùng một cách trực tiếp. Bên cạnh đó UX chịu ảnh hưởng của những yếu tố liên quan đến Marketing, tốc độ, hiệu suất và các vấn đề hỗ trợ khách hàng. Vì thế mỗi Designer nên tập trung vào mảng riêng của bản thân, tránh gây nên những sai lầm không đáng có.