Abs là gì? Hệ thống phanh Abs hoạt động ra sao

Hiện nay, hệ thống phanh abs trên ô tô, xe máy là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của chiếc xe đặc biệt là những loại có phân khối lớn. Tại sao lại như vậy và bạn đã thực sự hiểu abs là gì hay chưa?

abs là gì

ABS là gì?

ABS là viết tắt của Anti-lock Brake System, là một trong những hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh.

Phanh ABS hoạt động trên nguyên lý chống bó cứng phanh. Khi đó, với tác dụng của cảm biến và hệ thống điều khiển trên từng bánh xe, trong quá trình phanh gấp, hệ thống phanh ABS giúp má phanh liên tục kẹp và nhả đĩa phanh, điều này tránh khỏi việc má phanh ôm cứng vào đĩa phanh khiến bánh xe không quay trên đường mà trượt dài. Với hệ thống phanh ABS, bánh xe vẫn tiếp tục quay, nhưng với tốc độ chậm và vẫn bám đường.

ABS là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu như đang lái xe với vận tốc lớn đột nhiên xuất hiện những tình huống bất ngờ, có những khúc cua nguy hiểm cần phải thắng gấp và có hướng đi khác để tránh tai nạn. Lúc này mọi cố gắng bị đổ đi vì bánh xe đã bị phanh bó xiết cứng lại không thể di chuyển theo ý muốn được. Và hệ thống phanh abs ra đời nhằm khắc phục điều đó.

Lịch sử hình thành hệ thống phanh ABS

Gabriel Voisin phát minh ra hệ thống ABS để giải quyết một số vấn đề ở hệ thống phanh của máy bay vào cuối những năm 1920. Nhưng hệ thống này lại được áp dụng rộng rãi đầu tiên trong ngành công nghiệp ôtô.  Và chỉ được sử dụng trên hệ thống phanh hiện đại vào đầu những năm 1980.

Chiếc môtô đầu tiên sử dụng ABS là BMW K100 đời 1988. Trải qua quá trình phát triển rất nhiều công nghệ mới được nâng cấp và áp dụng tích hợp vào ABS. Nhưng nhìn chung nguyên tắc hoạt động cơ bản vẫn như thời sơ khai. Cho đến nay, đây vẫn là công nghệ phanh tiên tiến, an toàn nhất lắp trên môtô.

Cấu tạo hệ thống phanh abs là gì?

Để thực hiện được việc chống bó cứng phanh, phanh ABS cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau như các cảm biến gắn ở bánh xe, hộp điều khiển điện tử ECM và các cơ cấu chấp hành.

Cảm biến ABS là một trong những chi tiết quan trọng của hệ thống phanh ABS. Các cảm biến này cung cấp tín hiệu đầu vào (tốc độ từ các bánh xe) dưới dạng xung điện, sau đó bộ điều khiển sẽ tính toán và ra lệnh cho cơ cấu chấp hành điều chỉnh áp suất phanh ở các bánh xe sao cho chúng có thể di chuyển đều và không bị bó cứng.

Cấu tạo hệ thống phanh abs là gì?

Cảm biến ABS có 2 loại là cảm biến từ tính và cảm biến hall. Hiện nay, loại được sử dụng phổ biến cho các dòng xe là cảm biến từ tính.

Cấu tạo cảm biến ABS

Cảm biến ABS gồm cuộn dây được đặt bên trong lõi từ tính của một nam châm vĩnh cửu. Từ thông biến thiên sẽ được sinh ra trong cuộn dây thông qua các vành răng tạo xung lắp trên moay ơ bánh xe khi bánh xe quay. Các vành răng này sẽ quét qua đầu của cảm biến sinh ra tín hiệu điện dạng hình sin. Tín hiệu này được gửi tới bộ điều khiển ECM và khi đó, bộ điều khiển sẽ nhận biết tình trạng làm việc tại các bánh xe và đưa ra tín hiệu điều khiển cho các van chấp hành điều chỉnh áp suất phanh tới các bánh xe đồng đều.

Cấu tạo cảm biến ABS

Giá phanh ABS

Về nguyên lý, hệ thống phanh ABS được tích hợp trên các dòng xe mới đây. Tuy nhiên, để nâng cấp từ phanh cơ, phanh đĩa lên phanh ABS là hoàn toàn có thể. Giá phanh ABS thường dao động từ 12 – 22 triệu đồng (khoảng 1.000 USD).

Vai trò của hệ thống phanh ABS

Phát hiện ra tình huống phanh xấu

Dựa vào lực bóp phanh cũng như tốc độ quay của bánh ngay trước khi nó xảy ra. Khi ABS kích hoạt, hệ thống duy trì độ trượt của bánh với mặt đường trong giới hạn cho phép. Sự cần thiết của ABS thể hiện rõ nhất khi xe khó phanh. Đường trơn ướt hoặc những tình huống phanh bất ngờ. Khi phanh gấp gây ra hiện tượng khóa bánh xe.Tức là má phanh dính chặt vào đĩa phanh. Không cho bánh xe quay, làm mất độ bám dẫn đến tai nạn.

Vai trò của hệ thống phanh ABS

Nguyên tắc hoạt động của ABS

ABS sẽ hỗ trợ bằng cách bóp-nhả liên tục. Hạn chế lực tác động vào đĩa phanh khi người lái bóp hoặc đạp phanh quá nhanh, lực quá lớn. Và giữ bánh xe vẫn quay. Sau khi tình huống nguy hiểm đã tránh được, hệ thống sẽ tái áp dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng nhanh hoặc cho tới khi phát hiện mối nguy khóa bánh mới.

So sánh Phanh CBS vs Phanh ABS

Rõ ràng là về lực phanh, với cùng sự tác động đồng thời trên tất cả các bánh xe, nên lực phanh của cả 2 hệ thống phanh đều tương đương nhau.

Tuy nhiên, hệ thống phanh ABS được trang bị công nghệ hiện đại, hệ thống cảm ứng từng bánh xe và CPU điều khiển trung tâm nên nó cho phép áp dụng hệ thống phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn. Chính điều này khiến hệ thống phanh ABS được sử dụng ở hầu hết các dòng xe ô tô và các dòng mô tô hiện đại.

Nguyên lý hoạt động cuả hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh, nên rõ ràng an toàn hơn hẳn so với cách phanh xe truyền thống. Tuy nhiên, nguyên lý phanh của CBS vẫn giống như hệ thống phanh đĩa (hoặc tang trống), do đó, khi phanh gấp, hoặc trong điều kiện đường trơn trượt, thì rõ ràng vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh.

Như vậy, rõ ràng là về sự an toàn thì hệ thống phanh ABS được đánh giá cao hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS.

Những việc nên làm với hệ thống abs là gì

  • Lái xe trong trường hợp cần phải thắng gấp thì hãy đè và giữ chặt bàn chân lên thắng xe dể giữ được áp lực ổ định và chắc chắn để tăng sức mạnh của abs ở thời gian điều chỉnh xe về hướng an toàn.

  • Với loại xe phân khối nhỏ, phanh ABS chỉ có ở bánh sau, còn bánh trước sử dụng hệ thống tiêu chuẩn. Nếu trường hợp trên xuất hiện thì người lái xe cần di chuyển bàn chân của mình ra khỏi vị trí bàn thắng sao cho giảm được một phần lực tác động ở bánh trước.

  • Cố gắng duy trì khoảng cách tối thiểu nhất là 3 giây với xe ở đằng trước và cẩn trọng, gia tăng độ lớn khoảng cách trên những con đường trơn ướt.

  • Dành thêm thời gian thực hành lái xe để nâng cao kĩ năng và  sử dụng thành thạo hệ thống phanh ABS. Hãy tập làm quyên với từng nhip chuyển đổi của thắng xe trong khi vận hành abs.

  • Để có thể xử lí những tình huống khẩn cấp hiệu quả nhanh chóng và chính sác thì cần phải nắm rõ những điểm khác nhau của hệ thống phanh Abs trên xe 4 bánh với ABS cho dàn bánh ở đằng sau. Hệ thống bó cứng phanh ABS thông thường được sử dụng cho các loại xe chở khách nhằm mục đích giữ vững tay lái an toàn trong thời gian  cần thắng gấp. Còn ABS ở 2 bánh sau chỉ dành cho các dòng xe phân khối nhẹ, được chế tạo mang lại mức độ an toàn cao bền bỉ cho hướng và không bị trượt sang ngang.

Những việc nên làm với hệ thống abs là gì

Những việc không lên làm với hệ thống abs là gì?

  • Cho xe có hệ thống thì luôn luôn cẩn thận tập chung lái xe, không được lơ là ý lại trong quá trình lái.

  • Tuyệt đối không nên phóng nhanh lúc thả cua, chạy uốn lượn theo vòng,….. Hạn chế vận tốc trong những trương hợp này vì nếu nếu chạy xe với tốc độ quá nhanh, quá nguy hiểm hệ thống abs phản xạ nhanh bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể ngăn cản hết được một lực đẩy không nhỏ.

  • Đừng quên bẻ tay lái trong lúc phanh thắng gấp. ABS sẽ phát huy tác dụng và góp phần giúp chúng ta diều khiển tay lái được thuận  lợi hơn.

  • Đừng bao giờ nhấn liên tục lên thắng của xe, nếu làm như thế thì hệ thống abs trên ô tô sẽ tắt mở liên tục.Khi có những trường hợp cần phanh lại gấp nó sẽ tự động bơm lại với 1 vận tốc nhanh chóng và rất hiệu quả. Bánh xe không bị khóa mà lại giúp cho người lái xe thuận lợi hơn.

  • Đừng bao giờ để hiện tượng bàn thắng được bơm liên tục vì như thế sẽ làm cho phanh abs sẽ tắt mở không ngừng nghỉ. Khi có những trường hợp nguy cấp xảy ra thì nó sẽ tự động bơm với tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.

  • Hãy bình tĩnh xử lí khi có nghe thất một tiếng động nhỏ phát ra từ bàn đạp khi bạn đè thắng vì đây chỉ là hiện tượng báo hiệu hệ thống abs đang được hoạt động