Agenda là gì ? Và những điều cần lưu ý trong cuộc họp

Đây là cụm từ khá phổ biến nó xuất hiện trong những chương trình, cuộc họp,... Nó được biết đến với nghĩa là một chương trình nghị sự và được sử dụng khá rộng rãi. Vậy chương trình nghị sự là gì ? Agenda còn mang những nghĩa gì khác?

chương trình nghị sự là gì

Vậy chương trình nghị sự là gì ? Agenda còn mang những nghĩa gì khác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Agenda là gì ?

[ə'dʒendə]

  • Sổ nhật ký ( ghi những việc cần làm)

Ví dụ: This is my agenda

( Đây là sổ nhật ký của tôi )

  • danh từ: list những việc cần làm

Ví dụ: - you have an agenda for this summer?

      (mày có lịch cụ thể gì cho hè này không?)

     -yep. eat and sleep.

     (có. ăn với ngủ)

  • danh từ những vấn đề/công việc phải bàn tại một cuộc họp, buổi lễ...; chương trình nghị sự

Ví dụ:  believe we have an interesting and highly relevant set of issues on our agenda this morning.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ thảo luận một loạt các vấn đề thú vị và phù hợp như đã ghi trong chương trình nghị sự sáng nay.

  • Lịch trình những thứ cần phải làm,

Ví dụ: This is Event agenda of Viet Nam Next top Model

Đây là kịch bản của chương trình người mẫu Việt Nam

  • Có nghĩa là lịch trình làm việc. kế hoạch. Nó bao gồm kế hoạch làm việc của bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

VD: With agendas and access I can only wonder about.

Với lịch làm việc và quyền tới gần cô ta, tôi chỉ có thể tự hỏi mình.

Từ đồng nghĩa: program, schedule, plan, outline, memo, schema, itinerary, diary, calendar.

Phân biệt Agenda và Diary

Agenda : là kế hoạch làm việc/Chương trình làm việc tại một buổi họp

Ví dụ: What the first item on the agenda?

(Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự là gì?)

Diary là danh từ mang nghĩa là Quyển sổ nhật ký ghi chép/Quyển số trong đó có ngày – tháng – năm và khoảng trống để ghi chép.

Ví dụ: Work diary (nhật ký công tác)

Từ đồng nghĩa của Diary là Agenda, daily record, daybook, log, journal, notebook, register, year planner

Agenda là gì ?

Các cụm từ Agenda

ambitious agenda

Ví dụ : For obvious reasons, his position is not generally publicly embraced by those with a more ambitious agenda for traditional approaches.

broad agenda

Ví dụ The chapter ends with a broad agenda for future research to address these issues.

domestic agenda

Ví dụ Now he needs one; he desperately needs that war for his own domestic agenda.

environmental agenda

Ví dụ In current terminology, the goal is to put 'acoustic ecology' on the environmental agenda.

feminist agenda

Ví dụ This collection of essays revisits some of the questions set by a 1980s feminist agenda in the field of theatre and performance.

Chương trình nghị sự là gì ?

Đây là  Danh từ nói những tập hợp của vấn đề dự kiến sẽ đem ra trình bày, thảo luận theo một trình tự nhất định ở hội nghị.

Chương trình nghị sự là gì ?

Có rất nhiều chương trình nghị sự mà chúng ta từng biết đến như :

  • Chương trình nghị sự gần đây nhất là chương trình nghị sự  21 của Việt Nam. Đây là chương trình với mục đích định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược cơ bản để hoạch định những định hướng cơ bản của Chính phủ Việt Nam. Từ đó lấy những định hướng này cơ bản đó làm cơ sở pháp lý, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

  • Chương trình nghị sự 2030 : Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 70 diễn ra từ ngày 25-27/9/2015, New York. Đây là một kế hoạch hành động vì con người, hành tinh và sự thịnh vượng. Nó giúp tăng cường hoà bình trên toàn thế giới. Vấn đề xoá đói giảm nghèo sẽ được thực hiện dưới mọi hình thức và mọi khía cạnh, bao gồm cả những vùng nghèo đói nhất. Đó là một thách thức toàn cầu rất lớn và là yêu cầu bức thiết cho sự phát triển bền vững.

  • Đầu năm 2018 vừa rồi diễn ra hàng loạt những chương trình nghị sự mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và QUốc hội phải giải quyết trong năm vừa qua. :

  • Bắc Hàn (Triều Tiên ): Mỹ vận động Trung Quốc và các nước khác thắt chặt giao thương để gây khó khăn cho nền kinh tế Bắc Hàn, với hy vọng quốc gia này sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

  • Cơ sở hạ tầng : Trong đề xuất năm 2018, ông Trump muốn chi $200 tỉ Mỹ kim trong vòng 10 năm cho cơ sở hạ tầng

  • Di dân: Quốc Hội có thời gian đến cuối tháng 3 để quyết định số phận của khoảng 700,000 người được đưa sang Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ. Những người này nằm trong chương trình bảo vệ để khỏi bị trục xuất được gọi tắt là DACA, được chính quyền Obama ban hành. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng Quốc Hội nên tìm ra một giải pháp hợp pháp để những người trẻ tuổi không bị trục xuất đến những quốc gia mà họ chưa từng sống ở đó.

  • Cải cách phúc lợi xã hội:  Theo ông thì cải cách phúc lợi xã hội là “vô cùng cần thiết ở nước ta.”

Những cụm từ tiếng anh cần biết trong cuộc họp

Calling a meeting (tổ chức, chủ trì một cuộc họp)

Nếu bạn cho rằng các thành viên trong phòng, ban hay công ty cần phải thảo luận một số vấn đề, chắc chắn phải "call a meeting" (triệu tập một cuộc họp) hoặc "be called to a meeting" (được gọi đi họp do đồng nghiệp hoặc cấp trên yêu cầu). Nếu cuộc họp đó có nhiều chủ đề, người tổ chức cần gửi bản danh sách những điều cần thảo luận để các thành viên tham gia có thể chuẩn bị các nội dung cần thiết. Trường hợp muốn có người "have the floor" (chủ trì một phần nội dung trong buổi họp hoặc cung cấp thông tin cụ thể) cần thông báo trước cho người đó.

Những cụm từ tiếng anh cần biết trong cuộc họp

Following the agenda (theo lịch trình)

Những người tham gia nên được cung cấp bản sao của lịch trình buổi họp và chú ý theo dõi nội dung để biết đang thảo luận vấn đề gì và chương trình diễn ra tới đâu.

Asking for (hay Offering) suggestion or feedback (chủ động tham gia ý kiến)

Người tham dự thường được yêu cầu đóng góp ý kiến, bình luận hay đưa gợi ý, phản hồi, đặt câu hỏi về các vấn đề.

Writing an agenda (chuẩn bị chủ đề thảo luận)

Người chủ trì cần có danh mục rõ ràng, đặt giới hạn thời gian cho từng chủ đề và bám sát với kế hoạch ban đầu, biết "get back on track" (trở về vấn đề chính) nhằm điều khiển cuộc họp hiệu quả sao cho hiệu quả nhất

Taking the minutes (ghi chép cuộc họp)

Công việc này thường bao gồm nắm danh sách người tham dự, ghi chép những gì đã diễn ra trong cuộc họp để sử dụng về sau

Opening a meeting (bắt đầu cuộc họp)

Khi các thành viên đã có mặt, người chủ cuộc họp sẽ bắt đầu buổi họp để không làm mất thời gian của mọi người

Bring the meeting to a close (kết thúc cuộc họp)

Khi mọi vấn đề được giải quyết, người chủ trì cần kết thúc cuộc họp. Nếu bị quá thời gian, có thể bỏ qua hoặc thảo luận sơ lược về những chủ đề ít quan trọng, tập trung vấn đề chính.