-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Anime là gì? Thế giới Ảnh Anime và Truyện Anime cho mọi lứa tuổi
Nếu bạn là “fan” hâm mộ của những bộ phim hoạt hình của Nhật Bản thì chắc chắn rồi cụm từ “Anime” không còn xa lạ đối với bạn. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của anime bắt nguồn từ đâu và xuất hiện từ khi nào. Vậy anime là gì? Những bộ truyện anime nào được tìm đọc nhiều nhất?
Danh mục nội dung
Anime là gì?
Anime là một từ được mượn từ tiếng anh, từ chữ animation có nghĩa là những cử động liên tục để chỉ các bộ phim hoạt hình được vẽ bằng tay hoặc máy tính tại Nhật Bản, trong tiếng Nhật Anime sẽ được viết là “アニメ”. Từ anime chính là cách phát âm ngắn của từ “animation”. Tại Nhật Bản, thuật ngữ này được dùng để nói tới tất cả các loại phim hoạt hình.
Bên ngoài Nhật Bản, thì thuật ngữ này dùng để ám chỉ phim hoạt hình của Nhật Bản sản xuất, hoặc như một cách phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản mà thường được mô tả bằng đồ họa nhiều màu sắc, các nhân vật sống động và những chủ đề đa dạng. Điểm đặc trưng của những nhân vật này là có đôi mắt to tròn, và long lanh. Hiện nay việc thiết kế những nhân vật có đôi mắt to hơn so với bình thường được xem là chuẩn mực của những anime.
Nguồn gốc của anime
Hoạt hình Nhật Bản xuất hiện rất sớm từ năm 1917. Và sau đó từ Anime bắt đầu bắt đầu được sử dụng tại Nhật Bản từ năm 1970 để chỉ những phim hoạt hình đời đầu như Astro Boy. Sau khoảng hơn 10 năm phát triển, tới khoảng năm 1980 thì từ anime đã được sử dụng một cách rộng rãi để chỉ anime.
Đây cũng là khỏi đầu của trào lưu Otaku và dần phát triển mạnh mẽ hơn như ngày nay. Sau hơn 10 năm phát triển của anime thì từ ngữ này mới được sử dụng rộng rãi để chỉ phim hoạt hình. Hiện nay, Anime đã vô cùng phát triển và có nhiều nội dung khác nhau các chủ đề khác nhau hướng đến các đối tượng khán giả khác nhau.
Tuy rằng, một số nguồn tài liệu nói rằng Nhật Bản học tập từ truyện tranh phương tây nhưng thực ra Nhật Bản đã vẽ những tranh biếm họa, hài hước về thú vật có nhiều nét tương đồng với manga hiện đại ngày nay từ hàng ngàn năm về trước, để phục vụ cho nhu cầu giải trí và giáo dục. Hiện nay hãng sản xuất Anime nổi tiếng nhất tại Nhật Bản là Ghibli với nhiều bộ phim khá nổi tiếng như: “Spirited Away”, “Grave of the Fireflies”, “My Neighbor Totoro”,… được cả thế giới công nhận.
Tại sao lại nói là nó dùng để chỉ anime, bởi vì thực tế thì lúc đó, vẫn chưa ai đưa ra được định nghĩa chính xác anime là gì, cũng không có ai coi anime nghĩa là phim hoạt hình cả. Đơn giản là từ anime đã được sử dụng và phát sóng trong các phim hoạt hình đời đầu như Astro Boy. Và hình tượng nhân vật trong Astro Boy lúc này cũng có đôi mắt to, long lanh. Kể từ đó, Anime đã được phổ biến và dùng để gọi những tựa phim hoạt hình đặc trưng của Nhật với nhân vật có đôi mắt to tròn, long lanh.
Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Anime, người ta cũng ngay lập tức nghĩ đến hình ảnh những nhân vật có đôi mắt to và ướt át. Đôi mắt to quá khổ này cũng đã dần dà trở thành trào lưu cũng như chuẩn mực của các anime ngày nay.
Một lý do khác cho việc sử dụng từ Anime thay vì các từ trên, đó là để tạo sự khác biệt cho các sản phẩm hoạt hình của Nhật Bản. Như các bạn đã biết, Anime ngày nay đã được coi như một công cụ quảng bá văn hóa Nhật Bản tới cộng đồng quốc tế. Và thậm chí tại nhiều quốc gia, Anime còn được giới trẻ vô cùng yêu thích, trở thành một văn hóa không thể thiếu. Do đó, các đơn vị trong ngành công nghiệp phim hoạt hình tại Nhật cố gắng sử dụng và phổ biến từ Anime một cách rộng rãi nhất có thể để mang về nguồn lợi lâu dài về thương hiệu.
Như vậy, có thể coi rằng từ Anime thực chất là một từ mới và được sử dụng để gọi các phim hoạt hình chiếu trên truyền hình đời đầu. Và nó không hẳn là từ để chỉ phim hoạt hình Nhật Bản, định nghĩa Anime là phim hoạt hình Nhật chỉ được xuất hiện khi anime phổ biến tới các nước phương Tây và việc gọi Anime là phim hoạt hình Nhật Bản cũng chỉ được xuất hiện tại các quốc gia ngoài Nhật Bản, nơi mà người ta không thực sự hiểu được nghĩa và nguồn gốc của từ Anime mà thôi.
Các thể loại anime
-
Adventure: Anime này sẽ là một hành trình phiêu lưu của nhân vật chính
-
Fantasy: Những loại phim hoạt hình giả tưởng về những chủ đề thần thoại hoặc phép thuật
-
Harem: Phim thường nói về nhân vật nam được nhiều nhân vật nữ xung quanh hâm mộ
-
Yaoi: Anime nói về tình yêu của nam và nam
-
Yuri: Anime sẽ có nội dung về tình yêu của nữ và nữ
-
Scifi: Phim sẽ có nội dung về chủ đề tương lai, viễn tưởng
-
Kodomo: Những nội dung dành cho trẻ em nhẹ nhàng, tươi sáng
-
Horror: Thể loại phim kinh dị
-
Romance: Anime nói về chủ đề tình yêu, lãng mạn và cảm động
-
Sports: Phim về đề tài thể thao
-
Comedy: Phim mang yếu tố hài hước
-
Detective: Anime mang nội dung thám tử và điều tra vụ án
-
Vampire: Phim có nội dung về ma cà rồng
-
Shojo anime: Đây là những anime dành cho nữ giới, thường có chủ đề là tình cảm
-
Shonen anime: Ngược lại với shojo đây là thể loại dành cho nam, thiên về hành động, thể thao, hoặc khoa học viễn tưởng, những anime này thường mang tính bạo lực
-
Ecchi: Anime thường có những cảnh hở hang nhằm mục đích gây cười, thu hút khán giả nhưng không có cảnh trên 18+ và nhẹ hơn so với hentai
-
Hentai: Những anime mang yếu tố về tình dục
-
School: Thể loại phim học đường
-
Demetia: Những phim dạng này thường có nội dung khá kì lạ và khác biệt thường không dự đoán trước được và khá rùng rợn
-
Bishojo/Moe: Phim với các nhân vật nữ chính xinh đẹp, và thu hút người xem
-
Parody: Tương tự như phim truyền hình anime thể loại này sẽ làm theo một bộ phim khác và mang yếu tố gây cười cho người xem
-
Shonen ai: Phim anime về tình yêu của nam giới và nam giới, thường nhẹ nhàng hơn so với yaoi
-
Mecha: Anime có đề tài về máy móc hoặc robot
-
Drama: Anime thuộc thể loại kịch
Ảnh anime là gì
Bạn đang mong muốn tải về những hình đẹp ngất ngây Hình nền anime những thiên thần là một trong số chủ đề được nhiều bạn sưu tầm, tìm kiếm. Nhân dịp sang xuân năm mới, mình chia sẻ tới bạn bộ hình ảnh anime thiên thần đẹp hiện đang gây sốt trên thế giới.
Truyện tranh anime được tìm đọc nhiều nhất
Đôrêmon (Doraemon)
Đôrêmon là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của nhân vật chính là chú mèo máy cùng tên, người bạn thân Nobita, và nhóm bạn Xuka, Xeko, Chaien. Cốt truyện thường thấy là Nobita cứ thế thầm thương trộm nhớ Xuka, bị Xeko và Chaien bắt nạt, để rồi lại trở về nhà xin mượn Đôrêmon một bảo bối nào đó nhằm “thay đổi thế cuộc”.
Chìa khóa thành công của Đôrêmon nằm ở trí tưởng tượng vô hạn của tác giả Fujiko F. Fujio, thể hiện qua hàng loạt bảo bối đến từ tương lai trong chiếc túi thần kỳ của chú mèo máy. Độc giả Việt Nam, hay bất cứ đâu trên thế giới, cứ thế bị cuốn hút qua những trang truyện đề cao tình bạn và tình cảm gia đình của Đôrêmon.
7 viên ngọc rồng (Dragon Ball).
Cũng là tựa truyện dành cho thiếu nhi, nhưng 7 viên ngọc rồng khác với Đôrêmon khi thuộc dòng hành động - viễn tưởng, cùng thông điệp đề cao tình bạn, tính kiên trì và nỗ lực vượt qua giới hạn bản thân.
Không ngạc nhiên khi 7 viên ngọc rồng thuộc nhóm được tái bản nhiều nhất ở Việt Nam, và nhà xuất bản Kim Đồng đến nay đã cho ra đời 5 phiên bản truyện khác nhau.
Một điểm nữa giống với Đôrêmon là 7 viên ngọc rồng các bản sau này buộc phải “trả lại” tên nhân vật như nguyên tác theo công ước Berne. Song, các thế hệ độc giả lớn tuổi chắc chắn vẫn cảm thấy thân quen với những tên gọi kiểu như Cadic, Calich, Thên Xin Hăng, Pocollo… thay vì như bản gốc.
Subasa (Captain Tsubasa)
Subasa kể về cuộc đời của cậu bé cùng tên với đam mê và tài năng chơi bóng đá thiên tài. Bộ truyện trở thành động lực và biểu tượng cho nhiều thế hệ trẻ em chơi bóng đá tại Nhật Bản, sau đó là Việt Nam và các nơi trên thế giới.
Dũng sĩ Hesman
Bộ truyện lấy trung tâm là người máy mãnh sư Hesman cùng nhóm bạn ở hành tinh Arus. Họ cùng nhau chiến đấu lại vô số thế lức tà ác trong vũ trụ.
Với khả năng lắp ghép biến hình đa dạng, dũng sĩ Hesman được thế hệ thiếu nhi 9X đón nhận và trở thành biểu tượng của truyện tranh Việt Nam trong thời kỳ truyện tranh Nhật Bản làm mưa làm gió trên thị trường.
Siêu quậy Teppi (Ore wa Teppei)
Siêu quậy Teppi bắt đầu khi cậu bé Teppi sống cùng người cha lập dị trong rừng sâu. Cậu không hề hiền lành, lễ phép như nhân vật chính của nhiều bộ truyện khác. Trái lại, do ở trong rừng từ bé, Teppi gần như không nắm được lối giao tiếp cơ bản hay lễ nghi cần thiết..
Jinđô - Đường dẫn đến khung thành (Kattobi Itto)
Sở hữu tính cách quậy phá, nghịch ngợm tinh quái, cậu liên tục tạo ra những tình huống gây cười. Nhưng tác phẩm càng trở nên hài hước hơn khi dịch giả khéo léo lồng ghép nhiều câu ca dao, tục ngữ, thơ “chế” vào các đoạn hội thoại ở bản dịch.
Nữ hoàng Ai Cập (Ōke no Monshō)
Nữ hoàng Ai Cập được rất nhiều độc giả nữ Việt Nam yêu thích.
Do lấy bối cảnh thời Ai Cập cổ đại, bộ truyện còn là cơ hội để độc giả tìm hiểu thêm về nền văn minh Lưỡng Hà. Điều đáng tiếc là đến nay, chưa có nhà xuất bản nào mua được bản quyền Nữ hoàng Ai Cập. Và sau 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, nguyên tác ở Nhật Bản cũng chưa kết thúc.
Dấu ấn rồng thiêng (Dragon Quest: Dai no Daibouken)
Với những nhân vật nổi bật như Đai, Pốp, Mina, Hunken… Dấu ấn rồng thiêng thực tế có sức hút không kém Đôrêmon hay 7 viên ngọc rồng tại Việt Nam là bao, và rất nhiều thế hệ đến nay vẫn mong ngóng tựa truyện được tái bản.
Giống như tựa đề gốc, bộ truyện là chuyến hành trình vĩ đại của Đai, từ lúc mới học được tuyệt chiêu “Avansuto Lát su” cho tới khi đối đầu với đại ma vương Dracubin và binh đoàn hùng hậu của hắn.
Black Jack - Bác sĩ quái dị(Burakku Jakku)
Nhân vật chính Black Jack của loạt truyện có tài năng y học thiên bẩm, cùng tính cách vô cùng lập dị. Nhưng về bản chất, đây là một người tốt bụng, hoàn toàn trái với vẻ ngoài quái dị sau khi anh phải trải qua bi kịch.
Những cuộc phẫu thuật thần kỳ của Black Jack cứ thế dẫn dắt người đọc qua vô số cung bậc cảm xúc bởi tính nhân văn, đồng thời cho thấy sự khắc nghiệt của ngành nghề luôn phải giằng co với tử thần.