Định nghĩa áp suất, công thức tính áp suất

Chắc hẳn ai cũng đã quen thuộc với thuật ngữ áp suất. Đa phần các lĩnh vực đều có nhắc tới áp suất từ trường học, y tế, máy móc công nghiệp,… Nhưng không phải ai cũng biết áp suất là gì? Và công thức áp suất ra sao? Các loại áp suất? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng Wikihoidap.org đi tìm hiểu về áp suất thông qua bài viết dưới đây.

Áp suất là gì?

Trong vật lý học, áp suất (tiếng Anh: Pressure) (thường được viết tắt là p) là một đại lượng vật lý, được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Trong hệ SI, đơn vị của áp suất bằng Newton trên mét vuông (N/m2), nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học và vật lý người Pháp Pascal thế kỉ thứ 17. Áp suất 1 Pa là rất nhỏ, nó xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn. Thường áp suất được đo với tỉ lệ bắt đầu bằng 1kPa = 1000Pa.

Công thức tính áp suất: P = F/S

Trong đó p là áp suất (N/m2)

                F là tác dụng lực lên mặt tiếp xúc (N)

                S là diện tích bị tác dụng (m2)

Đơn vị đo áp suất: Pa (Pascal)

Cách quy đổi các đơn vị đo của áp suất:

1Pa = 1 N/m2 = 760 mmHg

1mmHg = 133,322 N/m2

1Pa = 10-5 Bar

Áp suất được đo bằng áp kế.

Một số cách để làm tăng và giảm áp suất

Cách để làm tăng áp suất

Dựa theo định nghĩa trên, cũng như các yếu tố tạo ra áp suất, ta có một số cách như sau:

- Tăng áp lực tác động đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép

- Tăng lực tác động vuông góc, đồng thời giảm diện tích bề mặt bị ép

- Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép

Cách để làm giảm áp suất

Có cách tăng thì sẽ có cách giảm. Và chúng ta có 3 cách giảm áp lực như sau:

- Giảm áp lực tác động và giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép

- Giảm áp lực đồng thời giảm luôn cả diện tích bề mặt bị ép

- Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép

Áp suất có mức độ phổ biến cao, có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều ngành nghề, thiết bị,… Vì áp suất sẽ tạo ra lực lớn, nên nếu như xảy ra các vụ nổ sẽ rất nguy hiểm. Chính vì, quá trình đo áp suất cần được chú trọng, thường xuyên tiến hành đo áp suất để theo dõi, giám sát áp suất trong các thiết bị.

Một số lưu ý trong thực tế

Chúng ta có thể dễ dàng cảm thấy áp suất khí quyển thay đổi khi chúng ta đi trên máy bay. Mặc dù có áp suất được tạo ra bên trong máy bay, áp lực vẫn giảm khi máy bay lên cao hơn. Bạn đặc biệt có thể cảm thấy áp lực ngày càng tăng trong tai khi máy bay bắt đầu hạ cánh và đến độ cao thấp hơn. Sự thay đổi nhanh đến mức đôi tai của bạn không phải lúc nào cũng ổn định đủ nhanh.

Bạn cũng có thể nhận thấy làm thế nào một cốc sữa chua có phần bị sưng khi bạn lên không trung. Chiếc cốc phồng lên vì nó được niêm phong trên mặt đất ở áp suất khí quyển bình thường. Khi máy bay bay lên, áp suất bên trong cabin máy bay giảm xuống, gây ra sưng khi áp suất bên trong cốc cao hơn.

Một số người có thể cảm thấy sự thay đổi áp suất khí quyển trong cơ thể họ, trải qua đau đầu hoặc đau ở khớp của họ.

Ý nghĩa của áp suất trong cuộc sống

Áp suất có mức độ phổ biến cao, có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nó có mặt tại những trường học, bệnh viện, máy bay…và cả chính trong cơ thể con người. Đặc biệt, áp suất đóng vai trò không thể thiếu trong các thiết bị máy móc như: máy nén khí cao áp, máy bơm rửa xe,…

Lưu ý: Hầu hết việc tạo áp suất lớn sẽ gây ra các vụ nổ lớn và tác động một lực mạnh lên bề mặt các vật thể xung quanh. Do đó mà rất dễ gây nổ, vỡ hay thủng bình chứa, đổ vỡ các công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của chính con người.