Asanzo là công ty nào? Tất tần tật vụ việc công ty Asanzo lừa đảo

Ngày 21/6/2019, trên các kênh thông tin của báo Tuổi trẻ có đăng bài Phóng sự điều tra về công ty "Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt" nên rất nhiều bạn đang thắc mắc về các thông tin công ty này cũng như là tại sao một thương hiệu được danh hiệu "hàng Việt Nam Chất lượng cao" do người tiêu dùng bình chọn lại đi làm hàng giả hàng nhái. Bài viết này của wikihoidap.org sẽ cung cấp thông tin hữu ích về vụ việc này cho các bạn.

Tổng quan về công ty Asanzo

Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo (nay là công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo) được thành lập vào năm 2013 và có nhà máy sản xuất với giá trị đầu tư đầu tư lên đến 20 triệu USD tại TP.HCM. Với chiến lược thay vì đối đầu trực tiếp với những đại gia ngoại sừng sỏ như Sony, LG và Samsung, Asanzo lại chọn phân khúc không ai đánh đó là tivi giá rẻ chuyên phục vụ khu vực nông thôn và những gia đình có thu nhập thấp. Đồng thời, công ty này cũng chọn giải pháp giảm những chức năng không cần thiết và tiết kiệm chi phí quảng cáo đắt đỏ để tivi Asanzo có giá thành rẻ hơn 30% so với sản phẩm ngoại cao cấp. Nhờ các chính sách này mà Asanzo nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tivi trong nước. Theo thống kê cuối năm 2017, Asanzo lọt vào Top 4 thị trường tivi Việt Nam với thị phần 16%, bám đuổi LG (17%), Sony (25%) và Samsung (35%).

Nhận thấy, thị trường tivi trong của Asanzo có dấu hiệu tăng trưởng chậm so với khoảng thời gian trước đây nên CEO của Asanzo, ông Phạm Văn Tam đã có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để tăng doanh thu: sản suất smartphone, máy lạnh, các thiết bị điện tử gia dụng.

Trong thời gian gần đây, tập đoàn Asanzo trở thành nhà tài trợ của nhiều chương trình và sự kiện truyền thông lớn: Thách thức danh hài, Giải hạng nhì bóng đá Quốc gia, tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam khi chiến thắng AFF cup 2019, tài trợ trên áo đội bóng Hải Phòng.

Từng dính nhiều xử phạt hành chính về về thuế

Mặc dù CEO của công ty này từng lên tiếng rằng: "Năm 2016, hãng bán được 500.000 chiếc, đạt doanh thu 2.500 tỷ đồng. Đây là doanh số một doanh nghiệp Việt Nam như chúng tôi không bao giờ giám nghĩ" trên báo Dân trí nhưng trong 3 năm (từ 2014 đến 2016), Chi cục Thuế chỉ thu thuế từ Asanzo được hơn 200 triệu đồng.

Ngoài ra trong thời gian hoạt động này, doanh nghiệp cũng có nhiều sai phạm về thuế. Ngày 16/1/2017, Chi cục Thuế Bình Tân đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với hàng loạt vi phạm như: Vi phạm thủ tục về thuế; Khai sai dẫn tới thiếu số tiền nộp thuế; Chậm nộp thuế; Truy thu thuế…với tổng số tiền lên tới hơn 250 triệu đồng.

Ngày 7/3/2017, Chi cục thuế Bình Tân tiếp tục ra quyết định xử phạt thêm doanh nghiệp này vì vi phạm hành chính về hóa đơn với số tiền là 6 triệu đồng do đã vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.

Đầu năm 2017, Chi cục Thuế Bình Tân là đơn vị quản lý trực tiếp và duy nhất thu thuế của Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng chỉ mới nộp tiền tạm ứng thuế mỗi công ty 20 triệu đồng, ngoài ra chưa thu được thêm được khoản nào...

Scandal Asanzo - hàng  Việt Nam 'trong lốt' hàng Trung Quốc

Vào sáng  ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt đăng tải các bài phóng sự điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt và Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho thương hiệu Việt 'chất lượng cao'. Trong đó, nội dung các bài viết chỉ ra rằng Tập đoàn Asanzo dù được chứng nhận là 'Hàng Việt Nam chất lượng cao', quảng bá sử dụng 'đỉnh cao công nghệ Nhật Bản' nhưng sự thực lại không phải như vậy.

Phóng sự điều tra của Tuổi Trẻ và Phụ Nữ cho thấy công ty Asanzo đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm "đánh lừa người dùng", nhập hàng nguyên thùng từ Trung Quốc nhưng lại dán nhãn "Made in Việt Nam" để qua mặt khách hàng cùng các cơ quan quản lý. Thậm chí, Asanzo còn lập nên các công ty "ma", không có thật và lấy cả công ty Truyền thông Asanzo, để nhập hàng từ Trung Quốc sau đó bí mật đưa về các nhà máy của Asanzo tại Việt Nam.

Không chỉ vậy công nhân gỡ tem "made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường mà có hẳn một quy trình ráp màn hình ti vi tại nhà máy Asanzo mà công nhân phải tuân theo việc bỏ tem "made in China".

Quy trình hồ biến từ hàng "made in China" thành hàng "Việt Nam chất lượng cao"

Theo như bài kỳ 2: "Điều tra: Thủ thuật xóa dấu vết 'made in China' của Asanzo" của Tuổi trẻ đưa tin thì có hẳn tài liệu hướng dẫn quy trình lắp ráp của Asanzo và thế là chỉ trong vài bước hàng nhập khẩu của Trung Quốc trở thành hàng nội địa chất lượng cao trong nháy mắt.

  • Bước 1: lấy panel LCD từ trong thùng nhập khẩu ra đặt lên chuyền và lắp bảng mạch vào.
  • Bước 2, công nhân gắn dây tín hiệu, dây LED, dây nguồn và cáp vào bảng mạch và panel.
  • Bước 3: kiểm tra và gắn nắp lưng.
  • Bước 4: bắn ốc vít.
  • Bước 5: kiểm tra tổng thể chiếc tivi.
  • Bước 6: vệ sinh và dán tem.

Ngay khi lấy tấm panel LCD ra khỏi thùng cactông đặt lên dây chuyền để bắt đầu quy trình "sản xuất", phóng viên Tuổi trẻ phát hiện ra rằng ở góc phải, bên dưới có dán một tem sườn hình chữ nhật (dán ở cùng vị trí và cùng kích thước với chiếc tem bị rách trong tivi Asanzo mà PV đã mua ở một siêu thị điện máy trước đó). Trên tem sườn in đầy đủ thông tin model, mã số panel LCD và đặc biệt là dòng chữ in hoa "made in China" ngay phía trên mã vạch.

Như vậy, chỉ bằng các thao tác lắp ráp đơn giản, những sản phẩm được "hô biến thành chất lượng cao" chỉ bằng cách gỡ và dán tem này đã ra đời và tỏa đi khắp nơi mọi miền đấ nước đến tay hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Các cửa hàng điện tử nói gì về scandal của Asanzo

Một số trung tâm điện máy và một số trang TMĐT lớn tại Việt Nam có kinh doanh các sản phẩm của Asanzo như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Adayroi... phóng viên VnReview.vn đều nhận được câu trả lời từ các đại diện rằng đang chờ đợi thông tin thức từ Asanzo để quyết định những bước tiếp theo.

Đại diện của Điện Máy Xanh cho biết thêm Điện máy Xanh sẽ luôn đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng đã tin tưởng và mua sắm sản phẩm tại đây. 

Fanpage của Asanzo bị dân mạng tấn công

Ngay sau khi loạt bài của Tuổi trẻ đưa tin về nghi vấn "Asanzo hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam", trang Facebook chính thức của tập đoàn sản xuất điện tử này đã bị người dùng mạng xã hội ném đá bằng hàng loạt ngôn từ chỉ trích nặng nề, thậm chí là thiếu văn hóa.

Khi phải hứng chịu "cơn bão gạch đá" từ cộng đồng mạng, trang fanpage Asanzo (được Facebook tích dấu xanh xác nhận) của Asanzo Việt Nam với hơn 170.000 lượt theo dõi đã phải sử dụng chặn tính năng bình luận.

Đây là điều cũng dễ hiểu vì đa phần những ý kiến này đều cho rằng, vì tin tưởng Asanzo là hàng Việt nên mọi người ủng hộ mua nhiều năm qua với phương châm: "người Việt Nam dùng hàng Việt nam" và khi biết thông tin toàn là hàng Trung Quốc trà trộn, họ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương khi đặt lòng tin sai chỗ.

Tước danh hiệu Hàng VN chất lượng cao với Asanzo

Ngày 21-6, Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao (HVNCLC) đã cho biết tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đối với doanh nghiệp ASANZO sau bài báo điều tra của Tuổi Trẻ về hàng điện tử gia dụng thuộc Tập đoàn Asanzo. Theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao thì hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình hàng VN chất lượng cao. 

Trường hợp Asanzo, các cơ quan quản lý địa phương không có phát hiện vi phạm về pháp luật và thương hiệu cũng đang làm truyền thông khá tốt, doanh nghiệp đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng... Dù đã loại tên hàng chục doanh nghiệp có dấu hiệu hay chứng cớ vi phạm, nhưng Hội đã để sót tên của Asanzo, một doanh nghiệp đã chủ động tổ chức cả một đường dây lừa đảo lớn. Vì thế, đại diện của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã lên ti��ng nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này.

CEO Asanzo lên tiếng thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc

Chia sẻ với Pv. VietNamNet về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.

Trước đây, do thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao nên Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước. Tuy nhiên sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0 nhưng lại không có lãi nên Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí. Thời điểm này Asanzo giao nhóm ngành hàng này cho các công ty phụ trợ, ông Tam cho biết.

Ông Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới nhưng khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình. Vì vậy, kể từ thời điểm đó, thị trường xuất hiện 2 dòng sản phẩm khác nhau nhưng cùng modern và logo Asanzo. Dòng sản phẩm thứ 1 bao gồm các thiết bị điện gia dụng được Asanzo lắp ráp trong nửa đầu năm 2018 trở về trước và gắn nhãn Việt Nam. Dòng thứ 2, những thiết bị này được các công ty phụ trợ của Asanzo nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc. 

Theo ông Phạm Văn Tam, Asanzo đang nhượng quyền cho một vài công ty khác sử dụng thương hiệu của mình, mục đích của hành động này là muốn các cửa hàng và đại lý Asanzo đa dạng hơn về mặt hàng và từ đó có thêm thu nhập .Vì vậy, Asanzo không có khiếu nại trước việc những đơn vị này thuê nhà sản xuất Trung Quốc đóng logo Asanzo vào sản phẩm điện gia dụng rồi nhập về bán tại thị trường trong nước.

Asanzo đã từng có công văn gửi sang phía công an khẳng định công ty không bảo hộ thương hiệu của mình nên ông Tam cho rằng trong tập đoàn Asanzo có rất nhiều công ty con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm.

Nguồn bài viết có tham khảo thông tin trên Internet