-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Asean là gì ? Những nội dung tóm tắt nhất về Asean
Mình đang chuẩn bị làm một đề tài về tổ chức ASEAN, tuy nhiên các tài liệu trên mạng thì khá nhiều nhưng mình không biết lấy tài liệu ở đâu cho chuẩn vì tài liệu trên mạng thì nhiều mà không chuẩn. Bạn nào hiểu biết về tổ chức ASEAN có thể tóm lược giúp mình Asean là gì ? những nội dung cơ bản của tổ chức này với ạ. Mình cảm ơn các bạn.
ASEAN là gì?
Danh mục nội dung
ASEAN là gì?
Như chúng ta đã biết ASEAN là một hiệp hội của các nước ở khu vực Đông Nam Á, tên chính thức là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, có tên tiếng Anh là Association of SouthEast Asian Nations. ASEAN là tổ chức liên minh về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia. ASEAN ra đời vào ngày 8 tháng 8 năm 1967. 5 thành viên đầu tiên của tổ chức là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines.
ASEAN có tổng diện tích 4,46 triệu km vuông, chiếm 3% diện tích trái đất với dân số chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới tính đến thời điểm năm 2015. Đây là công đồng kinh tế có đóng góp khá lớn vào tổng GDP thế giới với khoảng 1,8 nghìn tỷ USD/năm.
ASEAN là tổ chức có sự đoàn kết lâu bền nhất trong tất cả các tổ chức khu vực hiện nay, với sự hòa hợp giữa cả văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội, các hoạt động thể dục thể thao cũng được diễn ra rất văn minh và được hưởng ứng bởi tất cả các nước thành viên.
Mục tiêu của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Mục tiêu của ASEAN ngay từ khi thành lập là để củng cố mối quan hệ giữa các nước trên cơ sở tăng cường tinh thần đoàn kết, từ đó hỗ trợ nhau về kinh tế, bảo vệ hòa bình và sự phát triển phồn thịnh của khu vực. Đồng thời, tổ chức ASEAN ra đời cũng là cơ sở để hạn chế tình trạng bất ổn về chính trị và bạo động ở các quốc gia trong khu vực.
Ngoài 05 quốc gia gia nhập ngay từ khi tổ chức ASEAN ra đời, hiện nay đã có 12 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức này.
Mục tiêu của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Các quốc gia gia nhập chính thức sau năm 1967 gồm: Vương quốc Brunei gia nhập ASEAN ngày 8 tháng 1 năm 1984. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gia nhập ngày 23 tháng 7 năm 1997, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tham gia ngày 28 tháng 7 năm 1995, Liên bang Myanma ngày 23 tháng 7 năm 1997 và Vương quốc Campuchia tham gia ngày 30 tháng 4 năm 1999. Hai nước đóng vai trò quan sát viên và ứng cử viên là Đông Timo và Papua New Guinea.
Hoạt động của ASEAN
Tính đến năm 2019, ASEAN đã tồn tại được một nửa thế kỷ, từ một tổ chức đơn lẻ giữa các thành viên, ASEAN đang ngày một phát triển phồn thịnh và trở thành một tổ chức chặt chẽ, có hướng đi rõ ràng. Hoạt động của ASEAN hiện nay bao trùm trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, đối ngoại,...giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Các thành viên của tổ chức ASEAN
ASEAN đã và đang trở thành một tổ chức quy mô khu vực nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Đông Nam Á và đang tiến đến là tổ chức ổn định thịnh vượng nhất khu vực Đông Á. Nền tảng pháp lý và các thể chế hoạt động của ASEAN được quy định trong Hiến chương ASEAN. Đảm bảo sự hợp tác hòa bình, ổn định và bình đẳng giữa các nước trong hiệp hội.
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tổ chức ASEAN và sự tham gia của các thành viên trong khu vực Đông Nam Á gần như 100% nên thuật ngữ ASEAN hiện nay còn được sử dụng để hiểu như là tên gọi của khu vực Đông Nam Á. Tức là ASEAN vừa là để chỉ Hiệp hội các nước Đông Nam Á, vừa để chỉ cộng đồng hay tổng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Chính vì vậy, trong những trường hợp khác nhau thì chúng ta sẽ dùng với những ý nghĩa khác nhau. Và cũng nên phân biệt rạch ròi giữa Đông Nam Á và ASEAN, Đông Nam Á là dùng để chỉ khu vực địa lý ở phía Đông Nam của vùng Đông Á. Còn ASEAN là để chỉ một tổ chức gồm các nước trong khu vực địa lý đó. Và không phải những vấn đề liên quan đến khu vực Đông Nam Á đều thuộc quyền giải quyết của ASEAN. Ngược lại ASEAN cũng có rất nhiều vấn đề nằm ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể vươn ra quốc tế.
ASEAN có hai uy ban chính gồm: ASC - Ủy ban thường trực ASEAN và 6 ủy ban hợp tác chuyên ngành. Chi tiết về hai ủy ban bạn có thể tìm đọc ở các topic khác bạn nhé.
Những cột mốc quan trọng của ASEAN
- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập với mục đích chủ yếu là tăng cường hợp tác về mặt kinh tế xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hòa bình giữa các nước thành viên.
- Năm 1971: Ra tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhằm đảm bảo xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do, không có sự can thiệp từ bất cứ nước nào ở khu vực bên ngoài. Các nước thực hiện cam kết hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho nhau trong trường hợp có các tranh chấp từ bên ngoài trên cơ sở hòa bình hợp tác.
- Năm 1994: ARF - Diễn đàn khu vực ASEAN thành lập nhằm củng cố mối quan hệ vệ mặt chính trị và an ninh giữa các quốc gia trên thế giới với các quốc gia trong khối ASEAN.
- Năm 1995: ASEAN ký kết Hiệp ước SEANWFZ về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân.
- Năm 2003 : Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II được thông qua, ý tưởng về 3 trụ cột của cộng đồng ASEAN chính thức được hợp thức hóa.
- Năm 2007: Thông qua quyết định Đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN
- Năm 2008: Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực
- Năm 2009: Thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
- Năm 2010: Thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC)
- Năm 2011: Tuyên bố Hòa hợp Bali III
Những dấu mốc khác, mình chưa tổng hợp đến bạn kịp thời, bạn có thể tham khảo ở các bài viết sau bạn nhé.
Đến đây thì chắc là bạn đã hiểu asean là gì và những nội dung liên quan đến tổ chức này rồi đúng không nào. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết đúng thức mắc của mình. Cảm ơn bạn đã đón đọc.