Autism là gì? Nguyên nhân và cách điều trị của bênh tự kỷ

Autism là cái tên khá quen thuộc song không phải ai cũng nắm bắt được những thông tin chính xác về nó. Vậy Autism là gì? Nguyên nhân và cách điều trị của bênh tự kỷ

Autism là gì?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Autism để xem rốt cuộc Autism là gì.

Autism là gì?

Autism là gì?

Autism là tên tiếng anh của bệnh tự kỷ, hay đôi khi còn được gọi là các chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc các chứng rối loạn sự phát triển toàn thân. Tự kỷ là chứng rối loạn với sự khác biệt hay gặp khó khăn trong các kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng vận động, ngôn ngữ và khả năng phát triển trí tuệ bình thường. Bệnh thường kéo dài suốt đời và thường xuất hiện trong ba năm đầu của đời sống.

Biểu hiện của Autism

Biểu hiện của Autism

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như luôn luôn phát sinh trước khi các em lên 3 tuổi, nhưng nhiều khi không được chẩn đoán cho tới khi các em lên 2, 3 tuổi. Biểu hiện cụ thể của chứng tự kỷ ở trẻ em như sau:

  • Về khả năng giao tiếp

    • Không có phản ứng khi được gọi tên

    • Không có khả năng diễn đạt bằng lời nói. Khi muốn một điều gì, các em ra dấu tay thay cho ngôn từ và thường dùng các chữ không có ý nghĩa hoặc nhắc đi nhắc lại một câu nói.

    • Một số em hay cười hoặc khóc mà không có lý do rõ rệt.

    • Chậm biết nói

    • Không làm theo được các chỉ dẫn

    • Có lúc nghe được nhưng cũng có lúc không nghe được gì cả

    • Không biết chỉ trỏ hoặc vẫy tay chào khi gặp người khác.

  • Về khả năng hòa nhập xã hội

    • Thường thơ thẩn một mình, không muốn kết bạn, không hòa đồng, không nhìn vào mặt người đối diện và ít cười nói với người khác.

    • Rất độc lập, không cần đến sự giúp đỡ của người khác

    • Làm những việc “sớm” trước tuổi

    • Sống trong một thế giới riêng

  • Về hành vi

    • Có phản ứng thái quá hoặc tiêu cực: cho ăn thì ăn, không thì thôi, không đòi hỏi, đặt đâu ngồi đó.

    • Có thái độ giận dữ mà không có lý do hoặc ám ảnh với một vật dụng, ý nghĩ hoặc cá nhân.

    • Không thích chấp nhận thay đổi trong thói quen hàng ngày, vật để đâu mà ai dời đi là bực mình.

    • Hiếu động thái quá, không hợp tác hoặc hay cưỡng lại

    • Không biết sử dụng đồ chơi, khăng khít một cách không bình thường với các đồ chơi. Có khi các em ngồi hàng giờ xếp thành hàng một số đồ vật hoặc quyến luyến vuốt ve ôm một món đồ chơi, đắm mình trong một thế giới tưởng tượng.

    • Hay đi nhón chân

    • Bị nhạy cảm quá đáng với các bề mặt không mịn hoặc các thanh âm

    • Hay lặp lại các động tác thông thường

Nguyên nhân của bệnh tự kỷ

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra cho triệu chứng này, song, vẫn chưa có một đáp án chính xác nào được khẳng định. Nhiều ý kiến cho rằng bệnh gây ra do một bất thường trong cấu trúc và chức năng của não bộ. Các rủi ro gây tổn thương não bộ có thể là gen di truyền, nhiễm độc môi trường, rối loạn chuyển hóa, nhiễm virus hoặc biến chứng trong thời gian mang thai, sinh đẻ.

Một sự thật mà chúng ta cần nắm rõ chính là tự kỷ không phải là một bệnh lý hay rối loạn tâm thần trở nặng theo thời gian. Mà thực tế, hầu hết bệnh nhân tự kỷ vẫn lớn lên và trưởng thành theo thời gian, đặc biệt là những người được tiếp cận điều trị chuyên sâu. Đó cũng chính là lý do mà tự kỷ không có một phương pháp điều trị chính thức nào, có nghĩa là đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ vẫn lớn lên thành người trưởng thành mắc bệnh tự kỷ – với những khó khăn như chẩn đoán của bác sĩ.

Một số thuốc chống trầm cảm, kiểm soát quá năng động đã được dùng và cần được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa cho trẻ mắc bệnh tự kỷ, song, việc điều trị thường được tập trung ở giáo dục đặc biệt để thay đổi hành vi, cách đối xử và sự học hiểu của bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

1. Phương pháp y sinh học

Sử dụng hóa dược

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến tự kỷ như các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, động kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hành vi hung hăng, tự hủy hoại…

Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ dùng khi được bác sĩ chỉ định bởi những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong thời gian điều trị bằng thuốc để đánh giá xem thuốc có hiệu quả hay không hoặc có những tác động không mong muốn nào để có chỉ định ngừng thuốc hay tiếp tục…

Oxy cao áp

Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Brazil,… Oxy cao áp hiện đang là phương pháp điều trị bệnh tự kỷ được sử dụng nhiều nhất. Khi điều trị, trẻ sẽ được đặt trong môi trường có oxy tinh khiết gần như 100% với áp suất cao. Từ đó, lượng oxy sẽ thấm qua da và hòa tan trong huyết tương. Điều này sẽ khiến lượng oxy trong máu tăng lên rất nhiều lần so với bình thường.

Theo nghiên cứu, ở một số vùng não của trẻ tự kỷ, tốc độ tuần hoàn máu sẽ chậm hơn so với trẻ bình thường. Do đó, phương pháp điều trị bằng oxy cao áp sẽ giúp khắc phục tình trạng này bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho não, tăng quá trình tạo các mạch máu mới, chống viêm và tăng lượng oxy đến các cơ quan.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp can thiệp vận động

Đây là liệu pháp giúp trẻ tự kỷ có khả năng phối hợp các chức năng tâm lý tản mạn để hướng đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính bản thân và những người xung quanh cũng như giúp tăng khả năng hợp tác của trẻ.

Trong tất cả các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ thì ABA (Ứng dụng phân tích hành vi) là biện pháp được quan tâm nhiều nhất, được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay. Đây là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ, được đưa ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi, giúp các cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng bổ sung trong quá trình điều trị cho con.

Liệu pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

Âm ngữ trị liệu là một trong những phương pháp quan trọng để điều trị chứng tự kỷ, được các chuyên gia đánh giá là một trong những cách tốt nhất giúp trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của phương pháp này là có thể giúp trẻ nói một cách lưu loát, biết cách giao tiếp với mọi người và hiểu những gì người khác nói.

Trên đây là những thông tin về Autism. Cảm ơn vì đã đọc!