-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Axit glutamic là chất gì? Tính chất và công dụng?
Trong các loại amino axit, thì chúng ta nghe nhiều đến một chất, đó là axit glutamic. Vậy đây là chất gì? Cấu tạo như thế nào? Tính chất và ứng dụng ra làm sao? Chúng ta hãy cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé!
Danh mục nội dung
Axit glutamic là chất gì?
I/ Khái niệm axit glutamic:
=Axit glutamic là hợp chất phổ biến trong các protein của các loại hạt ngũ cốc, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là ở các cơ quan như não bộ, gan và cơ, nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể.
=Và vì có những chức năng quan trọng như vậy, nên trong y học chất này thường được sử dụng như thuốc chữa bệnh yếu cơ và choáng.
II/ Tính chất vật lý:
Trạng thái tự nhiên: tinh thể trắng
Khối lượng riêng: 1.4601 (20 °C)
Khối lượng phân tử: 147
Điểm nóng chảy: 199 °C phân hủy
Độ axit (pKa) 2.10, 4.07, 9.47
Công thức phân tử: C5H9O4N
Công thức cấu tạo: HOOC-CH(NH2)-(CH2)2-COOH
Tên gọi: Axit 2-Aminopentanedioic (theo IUPAC)
Axit 2-Aminoglutaric (tên gọi khác)
Tên thường gọi: Axit Glutamic ( thường viết tắt là Glu)
Vậy là chúng ta đã sơ lược về tính chất vật lý cũng như khái niệm ban đầu của axit glutamic phải không nào? Cùng Wikihoidap tìm hiểu tiếp nhé!
III/ Tính chất hóa học:
Vì sỡ hữu đồng thời cả 2 nhóm -COOH và -NH2 nên đây là amino axit lưỡng tính, đồng thời thể hiện tính axit và bazơ.
- Tính axit của amino axit (amino axit + NaOH hoặc + KOH)
Tác dụng với bazơ mạnh tạo muối và nước:
HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH + NaOH → NaOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COONa + H2O
Chú ý: Để giải bài tập amino axit cần ưu tiên sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
- Tính bazơ của amino axit (amino axit + HCl hoặc + H2SO4)
Tác dụng với axit mạnh tạo muối:
HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH + HCl → ClH3-C3H5(COOH)2
Chú ý: Để giải bài tập amino axit cần ưu tiên sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng.
IV/ Công dụng:
Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic, gồm mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt…
Axit glutamic còn được dùng để điều trị các tình trạng suy sụp thần kinh, mệt mỏi, suy nhược thể lực và tinh thần do làm việc quá độ hoặc trong thời kỳ dưỡng bệnh.
Ngoài ra axit glutamic còn ứng dụng làm bột ngọt (mì chính), một gia vị thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Quá trình sản xuất axit glutamic và mononatri glutamat có thể được thực hiện theo ba con đường: tổng hợp, lên men và tách từ prolamin trong đậu xanh. Khác với các loại protein khác, prolamin tan trong cồn 70 – 80 độ, cho bay hơi cồn rồi thủy phân prolamin bằng dung dịch kiềm loãng thu được mononatri glutamat (bột ngọt). Bột ngọt được dùng làm gia vị. Nhưng nếu dùng chất này với lượng cao sẽ gây hại cho noron thần kinh nên đã được khuyến cáo là không nên lạm dụng.
HCOO-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa (bột ngọt)
V/ Một số dạng bài tập:
Bài tập 1: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 ( axit glutamic) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50 B. 0,65 C. 0,70 D. 0,55
Giải:
X: H2NC3H5(COOH)2: 0,15 mol
HCl: 0,175.2 = 0,35 mol
Tổng số mol H+: nH+= 0,15.2 + 0,35 = 0,65 mol
nOH-=nH+=0,65 mol
nNaOH= 0,65 mol
Chọn B
Bài tập 2: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch chứa 38,4 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
- 14,7 B. 20,58 C.17,64 D. 22,05
Giải:
Ta có sơ đồ: Glu + NaOH → Chất tan + H2O
Đặt a, b, c là số mol Glu, NaOH, H2O
Bảo toàn khối lượng:
147a + 40b = 23,1 + 18c (1)
Muối chứa:
(HOOC)2C3H5-NH3+ : a mol
Na+: b mol
Cl-: 0,2
SO42-: 0,1
Bảo toàn điện tích: a + b = 0,2 + 0,1.2 (2)
m muối= 148a +23b + 0,2.35,5 +0,1.96 = 38,4 (3)
(1),(2),(3) suy ra a= 0,1 ; b= 0,3; c= 0,2
Vậy mGlu=14,7
Vậy là chúng ta đã có cái nhìn khá là khách quan về axit glutamic phải không nào. Về công thức, khái niệm, tính chất, đến công dụng cũng như là một số bài toán liên quan nhằm hỗ trợ chúng ta truy tìm ra những tri thức mới. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Wikihoidap.org để tiếp tục khám phá kiến thức của đời sống nhé! Thân chào và hẹn gặp lại.