B2B là gì? Kinh doanh B2B cần lưu ý những gì?

Mình hiện đang có ý định làm dự án thành lập một công ty kinh doanh. Một số anh em đi trước có tư vấn giúp mình một trong những thứ nên tìm hiểu là B2B.
Anh chị em nào kinh nghiệm đi trước có thể chia sẻ về khái niệm B2B là gì? Có những mô hình B2B nào đang phổ biến hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh? Và khi kinh doanh B2B cần lưu ý những gì được không ạ? Mình cảm ơn nhiều nhiều lắm ạ! 

B2B là gì? Kinh doanh B2B cần lưu ý những gì?


 

Khái niệm B2B là gì?

B2B là từ viết tắt cho thuật ngữ Business To Business. B2B được dùng để chỉ sự tương tác giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp trong buôn bán. B2B gồm có thương mại điện tử, một vài giao dịch diễn ra trong thực tế từ tư vấn sản phẩm, báo giá sản phẩm đó cho đến những việc ký hợp đồng, trao đổi sản phẩm.

Thực ra B2B đã xuất hiện khá lâu và trở thành một thứ không thể thiếu trong ngành nghề có liên quan đến kinh doanh. Trong vài năm đổ lại đây, đối tượng các website hướng tới là các doanh nghiệp hay là tổ chức, doanh nghiệp có xu hướng tăng lên so với các website có đối tượng là người tiêu dùng, tỷ lệ chênh lệch là từ 76,4 % đến 84,4 %.

b2b là gì

B2B chiếm vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh?

Mỗi doanh nghiệp đều có sự sắp xếp cũng như quy trình mua hàng khác nhau.  Đó là một điểm nổi bật của mô hình B2B. Điều này giúp tiết kiệm tiền và thời gian nhằm đem lại năng suất cao hơn, mở rộng việc hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây cũng là nguyên nhân của việc khách hàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc còn yếu tố logic thuộc về các doanh nghiệp.

Những mô hình phổ biến hiện nay của B2B là gì?

Tổng hợp lại thì có 4 mô hình B2B phổ biến ở thời điểm hiện tại

Mô hình B2B ưu tiên đối tượng là bên bán hàng

Loại mô hình này thường xuyên  xuất hiện tại Việt Nam. Một công ty sẽ tạo dựng một trang thương mại điện tử và sẽ làm chủ trang web đó với mục đích cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa cho các đối tượng được xếp vào danh sách đối tượng thứ 3 như doanh nghiệp bán lẻ, địa điểm sản xuất hoặc người dùng. Đây là kiểu mô hình cung cấp số lượng sản phẩm từ vừa cho đến lớn.

Mô hình B2B ưu tiên đối tượng là bên mua hàng

Mô hình này không xuất hiện thường xuyên như mô hình B2B hướng tới bên bán đã nói ở trên. Nguyên dân do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có nhu cầu cung cấp sản phẩm phía mình cho đối tác. Nhưng ngược lại, đây là mô hình được áp dụng và sử dụng nhiều ở nước ngoài. Nhiệm vụ chính cần thiết của các đơn vị kinh doanh là nhập các mặt hàng và đăng tải lên trang web của họ. Sau đó, những nơi bán khác sẽ truy cập vào trang web của họ để trao đổi giá cả và phân phối sản phẩm đi những nơi khác.

Mô hình B2B giữ vai trò trung gian

Mô hình này có nhiệm vụ là cầu nối giúp bên mua và bên bán có thể tương tác trao đổi với nhau thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Hiện nay mô hình này rất phổ biến tại Việt Nam, gần đây nhất phải kể đến cái tên Shopee,…

Mô hình B2B dưới hình thức thương mại hợp tác

Nó cũng giống như mô hình B2B trung gian. Nhưng có một điểm khác biệt là mô hình này mang tính chất tập trung và do nhiều doanh nghiệp đứng tên quản lý và sở hữu. Một số dạng hiển thị của mô hình này trong các sàn giao dịch điện tử như Chợ trên mạng (E- Marketplaces), Sàn giao dịch Internet ( Internet Exchanges), Cộng đồng thương mại (Trading Communities),…

Cần lưu ý những gì khi kinh doanh B2B?

Khi hoạt động bán hàng B2B bạn cần lưu ý những điều sau

+ Không lơ đãng việc tìm kiếm như cầu khách hàng cho các doanh nghiệp

+ Phải luôn luôn nghĩ tới khách hàng, không nên tập trung vào giải pháp.

+ Tuyệt đối không được lẫn lộn giữa người tiêu dùng và hàng tiêu dùng.

+ Phải tập hợp những phản hồi tích cực và tiêu cực từ phía khách hàng, không nghiêng nguyên về phản hồi tích cực, 

+ Phải thực hiện tư vấn với khách hàng trên mọi hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ B2B dễ bị nhầm lẫn với B2C. Phải phân biệt rõ 2 từ này. B2B như đã nói ở trên, nó được dùng khi có sự trao đổi sản phẩm, hàng hóa giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, còn B2C – Business To Customer là hình thức kinh doanh tương tác giữa doanh nghiệp, công ty, tổ chức đến khách hàng.

Hy vọng bài chia sẻ này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc dự án của bạn sẽ được thực hiện một cách thành công nhất.