Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L) là gì?

P&L là một ký hiệu rất quen thuộc, chúng ta bắt gặp hàng ngày, nhất là khi đọc các tài liệu về kinh tế, toán học, xuất nhập khẩu… chúng ta thường thấy ký hiệu P&L. Vậy P&L là gì? Ý nghĩa của P&L như nào? P&L là viết tắt của cụm từ gì? Cùng với Wikihoidap.org tìm hiểu nhé!

P&L là gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Profit and Loss Statement, viết tắt là P&L. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được biết đến với tên gọi là Income Statement.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.

Qua P&L sẽ giúp các doanh nghiệp có phương pháp để có thể nắm được nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khiến cho doanh thu của doanh nghiệp tăng hoặc giảm. và đực thể hiện qua các số liệu thống kê từ các báo cáo doanh thu của doanh nghiệp.

Thông qua các kết quả từ P&L lập bảng báo cáo lãi lỗ cho doanh nghiệp để biết được rằng doanh nghiệp đó khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, để từ đó lập những hướng đi mới cho doanh nghiệp nếu như hoạt động kinh doanh thua lỗ, còn nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang làm ăn có lãi thì nên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đó để tiếp tục phát huy kế hoạch kinh doanh đó.

Ý nghĩa của một P&L statement đối với hoạt động của doanh nghiệp

P&L statement là gì?

P&L statement, hay Profit and Loss Statement được hiểu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo Lãi lỗ của một doanh nghiệp. Ngoài P&L statement, chúng ta cũng thường sử dụng tên gọi Income statement để chỉ một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.

Báo cáo hoạt động kinh doanh là một trong các loại báo cáo quan trọng mà một doanh nghiệp cần phải lập dựa theo chế độ tài chính hiện hành, bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Các yếu tố của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L statement)

P&L statement thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm các yếu tố sau:

- Doanh thu: bao gồm doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính; chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; lãi suất chênh lệch do bán ngoại tệ…

- Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán; hàng bán bị trả lại; thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT…

- Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để nguyên liệu, hàng hóa và chi phí để sản xuất;

- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý;

- Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

- Các khoản trích lục dự phòng

Kết cấu

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình lãi, lỗ trong các kì. Các chỉ tiêu trên báo cáo được sắp xếp để phản ánh phương trình:

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận

- Theo chế độ kế toán hiện hành, hoạt động của một doanh nghiệp được chia thành hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, trong đó hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.

- Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh là phải phản ánh được từng loại doanh thu (doanh thu hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) và các chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra là lợi nhuận.

Nội dung

- Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu được tính trong giá bán.

- Giá vốn hàng bán là tổng các chi phí sản xuất của số sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trong kì. Giá vốn hàng bán được kế toán xác định theo một trong các phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền ...

- Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, do mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu nguồn vốn có thể khác nhau, thuế suất có thể khác nhau, lượng tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác nhau, nên để đảm bảo việc so sánh và đánh giá tình hình tài chính, nhà quản trị tài chính có thể xác định chỉ tiêu lợi nhuận như sau:

+ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Doanh thu thuần bán hàng - Giá vốn bán hàng - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lí doanh nghiêp.

Hoặc EBIT = Doanh thu thuần - Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh = EBIT - Lãi vay vốn phải trả trong kì.

+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 - thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)

Hạn chế của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận là một bút toán và chịu ảnh hưởng lớn của quyết định lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Các nhà quản lí thường can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận và có thể làm sai lệch con số này. Hoạt động này được gọi là quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, quan trị lợi nhuận không tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Do đó nhà phân tích cần kết hợp với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng của lợi nhuận.