Bảo hiểm xã hội là gì? Một số lưu ý cần quan tâm khi đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội là chính sách xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước. Bảo hiểm xã hội là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không có khả năng làm việc. Mỗi công dân Việt Nam đều được hưởng chế độ, lợi ích từ việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đúng theo quy định và pháp luật. Vậy Bảo hiểm xã hội là gì? Một số lưu ý cần quan tâm khi đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội là gì

Với bài viết này các bạn sẽ được biết thêm nhiều thông tin bổ ích về Bảo hiểm xã hội là gì? Một số lưu ý cần quan tâm khi đóng bảo hiểm Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Điều 3 Luật BHXH quy định: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH".

Có thể nói BHXH là thứ không thể thiếu để đảm bảo quyền lợi cũng như bảo vệ người lao động được hưởng những lợi ích từ hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Khi tham gia đóng BHXH, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính bởi sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm Xã hội và có sự bảo hộ của Nhà nước theo Pháp luật nhằm đảm bảo được sự an toàn cho người lao động và mọi thành viên trong gia đình. Hiện nay ở các cơ quan, công ty, doanh nghiệp đều tổ chức cho nhân viên được tham gia đóng BHXH và mỗi người đều có quyền được đòi quyền lợi về chế độ BHXH cho riêng mình.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Các loại bảo hiểm xã hội.

Có 2 loại bảo hiểm xã hội hiện nay là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

  1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế và bảo hiểm thất nghiệp. Khi tham gia BHXH người đóng được hưởng 3 nhóm quyền lợi đó là ốm đau - thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí - tử tuất. Còn về BHYT là một chế độ rất là tốt của BHXH bắt buộc, với ưu điểm là mức phí không đổi và sự ưu việt khi không giới hạn độ tuổi, tình trạng sức khỏe nên BHYT là lựa chọn cần thiết đối với mỗi công dân để được hưởng chế độ hỗ trợ chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh. Còn BHTN từ khi ra đời vào năm 2009 đã đảm bảo chế độ của người lao động được tốt hơn rất là nhiều. Khi chúng ta hết hợp đồng lao động hoặc tự xin chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mà chưa tìm được việc làm thì chúng ta sẽ được hưởng một khoản trợ cấp.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Với BHXH bắt buộc, người tham gia phải là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân,… Cụ thể Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

  1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Những nguyên tắc khi đóng bảo hiểm xã hội

Đa phần ngày nay người lao động đều được tham gia đóng bảo hiểm hàng tháng ở nơi làm việc của mình. BHXH chính là quyền lợi của người lao động được hưởng và khi tham gia BHXH mỗi người cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được quy định trong pháp luật. Theo Điều 5 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.

Theo quy định tại Điều 15 Luật BHXH, NLĐ khi tham gia BHXH có các quyền sau:

- Được cấp sổ BHXH;

- Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc;

- Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;

- Hưởng BHYT trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu; Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH;

- Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.

- Khiếu nại, tố cáo về BHXH;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Một số lưu ý cần quan tâm khi đóng bảo hiểm.

1. Người lao động có đồng thời từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động.

Một số lưu ý cần quan tâm khi đóng bảo hiểm.

2. Các trường hợp không phải đóng BHXH:

  • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

  • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì Không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

3. Người lao ��ộng ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.