Benchmark là gì? Điểm benchmark của smartphone có phải là thước đo chính xác hay không? 

Em xin chào các bác ạ. 
Em đang có ý định mua một điện thoại mới và có nghe mọi người nói về benchmark nhưng chưa rõ benchmark là gì? Benchmark có phải là yếu tố quan trọng để đánh giá xem máy chạy mượt được hay không? Em đang phân vân liệu điểm benchmark của smartphone có phải là thước đo chính xác hay không? Các bác giải thích luôn hộ em là benchmark có được coi là thang điểm để mua máy?
Mong các bác giúp em với ạ! Em cảm ơn!

Benchmark là gì? Điểm benchmark của smartphone có phải là thước đo chính xác hay không? 


 

Benchmark là gì? 

Từ benchmark được sử dụng với ý nghĩa đánh giá về hiệu năng phần mềm hoặc phần cứng của thiết bị.

Benchmark có phải là yếu tố quan trọng để đánh giá xem máy chạy mượt được hay không? 

Bản chất của benchmark là để cho máy chạy gần hết công suất cực đại mà nó có khả năng đạt tới đỉnh điểm để xem sức mạnh của nó tới đâu. Từ lâu người ta sử dụng cách này để đánh giá máy tính, từ các dàn máy bình thường cho đến laptop… Có một điều mà người sử dụng không để ý là khi điện thoại chạy bình thường, hiếm khi nào cần kích lên đến mức hiệu năng tối đa, kể cả CPU lẫn GPU và những bộ xử lý tín hiệu khác.

Nếu điều này xảy ra thì sẽ đốt pin của điện thoại nhanh chóng đến mức bạn chỉ cần dùng trong thời gian ngắn là cạn pin và phải cắm sạc lại. Đó là nguyên nhân để các hãng điện thoại đều có một cơ chế tối ưu gọi là power optimization strategy. Cơ chế tối ưu sẽ tùy hãng sản xuất điện thoại ra quyết định, hãng làm chip hay Google cũng không liên can nhiều ở cấp độ hệ điều hành. Ví dụ như với những dòng máy chuyên chơi game sẽ được áp cơ chế tiết kiệm pin theo kiểu ưu tiên sức mạnh. 

Nếu cần thiết, chiến lược này có khả năng yêu cầu Android ngắt hết các app và tập trung tất cả nguồn lực về CPU, RAM, GPU cho game mà người sử dụng vừa chạy lên.Việc dùng các công cụ benchmark để xem hiệu suất tối đa mà máy có thể đạt tới là điều hợp lý, thuật toán tối ưu hoạt động và bản thân các hãng cũng biết được mình đã làm tốt hay chưa. Đây là nguyên nhân vì sao chúng ta thấy điểm benchmark của một chiếc smartphone nào đó chưa ra mắt trên thị trường mà đã bị rò rỉ ở trên các công cụ bench như Geekbench hay 3DMark. 

Quay trở lại cơ chế tối ưu khi sử dụng điện thoại bình thường, lý do các hãng tối ưu là để người dùng có sự cân bằng giữa độ mượt và thời gian sử dụng pin, để đảm bảo là khi nào cần sử dụng với cường độ mạnh là có mạnh và ngược lại khi nào cần yếu sẽ có yếu. Vậy nên app benchmark chỉ bộc lộ lúc máy chạy mạnh nhất, bạn không thể dùng nó để đánh giá xem máy chạy mượt hay không khi sử dụng bình thường. 

Hơn nữa độ mượt của máy còn bị ảnh hưởng bởi thị giác của chúng ta liên can tới các hiệu ứng chuyển động trên giao diện. Các hiệu ứng này là thành phần rất quan trọng, Google đã một chỉ dẫn riêng dành cho chuyển động của app để các lập trình viên làm theo. Nếu như làm tốt, app nhìn có vẻ chậm, giật và lắc trong khi thật ra nó vẫn hoạt động bình thường. Benchmark chưa khi nào là thứ phản ánh được đầy đủ máy mạnh hay không. Bạn không nên dựa vào số benchmark để đánh giá về máy.

benchmark là gì

Điểm benchmark của smartphone có phải là thước đo chính xác hay không?

Trước khi mua một chiếc smartphone để sử dụng, đa số người dùng thường quan tâm đến tiêu chí hiệu năng của nó. Để chọn lựa điện thoại phù hợp với nhu cầu của mình,  nhiều người đã sử dụng công cụ thứ 3 nhằm đo hiệu năng tối đa, đó gọi là điểm benchmark của máy. Trên thực tế nhiều người đã tin tưởng vào các điểm số của benchmark.

Trường hợp gian lận chỉ số benchmark

Tuy nhiên gần đây hãng Huawei đã bị phát hiện can thiệp để ăn gian điểm số Benchmark trên flagship P20 của Huawei. Có nghĩa là, máy sẽ tự động đẩy hiệu năng lên tối đa nhằm mục đích có điểm số cao nhất. Và khi người sử dụng dùng những ứng dụng benchmark riêng thì máy trả về kết quả thấp. 

Điều đáng lưu ý là hãng Huawei không phủ nhận việc ăn gian điểm số hiệu năng, thay vào đó họ còn ám chỉ việc bị các đối thủ đã dùng biện pháp tương tự, từ đó ép hãng này tham gia vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh.
Trong quá khứ vào năm 2013 và 2017 đã có 2 hãng điện thoại lớn cụ thể là Samsung và OPPO cũng bị phát hiện ăn lận kết quả benchmark trên các thiết bị flagship mới ra mắt của họ.

Cùng một hãng nhưng đôi khi hiệu năng phần cứng vẫn có sai biệt

Như đã đề cập, benchmark được sử dụng với ý nghĩa đánh giá về hiệu năng phần mềm hoặc phần cứng của thiết bị như máy tính, điện thoại và so sánh với chuẩn mà phần mềm định sẵn. Tuy nhiên, mỗi một phần mềm lại có chuẩn và quy tắc riêng biệt để đánh giá hiệu năng của máy khác nhau, để so sánh hiệu năng của 2 thiết bị thì người sử dụng phải dùng chung một phần mềm để so sánh.

Nếu benchmark máy tính để bàn thì kết quả khá chính xác vì cấu tạo từng phần và mỗi phần cứng đều do một hãng riêng cung cấp và dễ thay thế. 

Tuy nhiên, với smartphone thì không thể lấy phần cứng riêng của máy này lắp sang máy khác và việc hoạt động đồng bộ các linh kiện do hãng điện thoại quyết định. Chính điều này đã ảnh hưởng đến tính minh bạch về kết quả benchmark, người sử dụng khó kiểm chứng được kết quả vừa kiểm chứng có thật sự đúng với hiệu năng của máy hay không.

Benchmark có được coi là thang điểm để mua máy?

Tất nhiên không rồi, vì những điều đã phân tích ở trên. Bạn thử hình dung xem, các app như trình duyệt, Facebook và app đọc tin tức không thể tiêu hao tài nguyên nhiều như game, cho nên việc dồn nguồn lực cho các app nhiều là điều không hợp lý.

Ngày nay các chip đa nhân cho điện thoại di động đã có các nhân riêng (được gọi là efficient cores) dùng để chạy những app trên, để chắc chắn rằng hiệu năng vẫn tốt trong khi không bị hao quá nhiều điện.

benchmark là gì

Vấn đề là ở chỗ không phải hãng nào cũng làm chiến lược tối ưu như nhau, cộng thêm ảnh hưởng của giao diện và tùy biến nữa. Điều này đã lý giải được nguyên nhân một chiếc điện thoại Pixel, Nexus mặc dù cùng chip, RAM thấp hơn so với những hãng khác nhưng vẫn chạy mượt hơn rất nhiều, và thời gian máy chạy mượt kéo dài được nhiều năm chứ không chỉ chạy nhanh lúc mới mua máy về.

Những thông tin trên cho bạn thấy điểm benchmark không nên là thứ dùng để đánh giá, làm thước đo và dùng như một thang điểm để mua điện thoại di động. Benchmark chỉ nên để tham khảo mà thôi.Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.