-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Bệnh áp xe là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Áp xe là chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm, gây khó chịu cho người bệnh. Vậy chính xác áp xe là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Và cách điều trị? Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Danh mục nội dung
Áp xe là bệnh gì?
Áp xe là một khối mềm với vùng da bao quanh màu từ hồng đến đỏ đậm. Áp xe dễ dành cảm nhận bằng cách nhấn vào nó. Trung tâm ổ áp xe chứa đầy mủ và các mảnh nhỏ.
Khi bạn chạm vào ổ áp xe sẽ thấy ấm và đau. Các áp xe có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể bạn, phổ biến nhất là ở nách, khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), vùng xương cùng cột sống (áp xe nếp gấp mông), xung quanh răng (áp xe răng) và bẹn. Ngoài ra, còn rất nhiều loại áp xe như áp xe gan, áp xe não, áp xe vú, áp xe phổi, áp xe hậu môn,...
Nguyên nhân gây bệnh
Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp phổ biến nhất gây ra áp xe. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm:
- Vi khuẩn: vi khuẩn xâm nhập vào mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết, gây nên phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Quá trình hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhiều khu vực trên thế giới, gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống.
- Ký sinh trùng: tác nhân này thường gặp ở các nước đang phát triển hơn, có thể kể đến các loại như giun chỉ, sán lá gan, giòi,… Chúng thường gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.
Triệu chứng của áp xe
Hầu hết các ổ áp-xe hình thành dưới da. Một ổ mụn nhọt là ví dụ phổ biến nhất. Trong trường hợp này, lỗ chân lông bị nhiễm trùng và phát triển thành ổ áp-xe nhỏ. Tuyến tiết xuất ở cửa âm đạo có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành áp-xe tuyến Bartholin. Các triệu chứng của một áp-xe da bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng bị ảnh hưởng.
Bên trong cơ thể. Áp-xe đôi khi được hình thành bên trong cơ thể: Trong một cơ quan hoặc trong ở khoảng giữa các cơ quan. Nhiều triệu chứng khác nhau có thể xảy ra tùy thuộc vào vị trí của áp-xe. Nhiễm trùng trong gan có thể dẫn đến áp-xe gan. Siêu âm, chụp CT hoặc MRI có thể giúp việc chẩn đoán áp-xe. Nhiễm trùng trong nướu răng hoặc răng có thể dẫn đến một áp-xe nướu răng.
Những người nào bị áp-xe?
Đa số áp-xe da thường xảy ra ở những người còn có vẻ khỏe mạnh. Thông thường không có nguyên nhân tiềm ẩn rõ rệt, và không có vấn đề phát sinh sau khi áp-xe biến mất. Bác sĩ có thể kiểm tra lượng đường trong máu và nước tiểu của bạn, vì áp-xe có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị bệnh đái tháo đường. Áp-xe dưới da hay tái phát có thể là dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch.
Áp-xe bên trong cơ thể thường xảy ra ở những người đã bị bệnh, hoặc ở những người mà hệ miễn dịch bị suy yếu. Ví dụ, một áp-xe phổi có thể hình thành sau một cơn viêm phổi, áp-xe não có thể hình thành sau chấn thương đầu làm thủng lớp bảo vệ bên ngoài não.
Điều trị áp-xe như thế nào?
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng và mủ cũng cần phải được dẫn lưu ra ngoài khi cần thiết. Áp-xe dưới da cần trải qua một ca mổ nhỏ (tiểu phẫu) để rạch da và ép hoặc dẫn lưu mủ ra ngoài. Khi da lành sẽ hình thành sẹo. Áp-xe bên trong cơ thể yêu cầu ca mổ lớn hơn (đại phẫu) để dẫn lưu mủ ra ngoài. Các kỹ thuật khác nhau được đề nghị và lựa chọn tùy vào vị trí áp-xe.
Phòng ngừa bệnh Áp xe
Áp xe có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Nâng cao, cải thiện môi trường sống
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải của người bệnh.
- Không lạm dụng rượu và sử dụng ma túy
- Tuân thủ điều trị tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường
- Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường, không được tự ý điều trị, tránh để tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.