-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Quáng gà là gì? Thông tin về bệnh quáng gà
Khi bạn tìm kiếm một đồ vật trong nhà hay trong công ty, vật đó ở ngay trước mặt bạn mà bạn tìm hoài không thấy, loay hoay một hồi mới tìm được, mọi người xung quanh nói bạn bị quáng gà. Không biết đó là lời bông đùa hay lời cảnh báo, nhưng quáng gà là một căn bệnh khá nguy hiểm và khó điều trị. Trong bài viết này, cùng Wikihoidap.org tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này nhé!
Danh mục nội dung
Quáng gà là bệnh gì?
Bệnh quáng gà hay còn được gọi với cái tên khác là chứng mù đêm. Đây là một bệnh lý suy giảm về thị lực, vì vậy những người bị quáng gà thường bị giảm thị lực kém vào ban đêm, môi trường thiếu ánh sáng. Bệnh quáng gà có mức độ ảnh hưởng nhất định đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, gây khó khăn hơn khi nhìn mọi vật hay khi lái xe trong đêm.
Ngoài ra, người bị quáng gà có thể bị thu hẹp dần vùng nhìn thấy khi bệnh tiến triển nặng dần. Trong vùng còn nhìn thấy được có thể xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được.
Nguyên nhân bệnh Quáng gà
- Các bệnh lý tại mắt: Cận thị, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), … là những bệnh lý ở mắt có thể gây ra quáng gà ở bệnh nhân.
- Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, như đái tháo đường, bệnh Keratoconus,...
- Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên bệnh nhân.
- Dinh dưỡng: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, thiếu Vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.
Triệu chứng của bệnh quáng gà
- Khả năng nhìn trong bóng rối suy giảm: Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh quáng gà chính là khả năng nhìn trong bóng tối bị suy giảm một cách rõ rệt. Khả năng mắc bệnh khi mắt chuyển từ khu vực có ánh sáng tốt sang khu vực có ánh sáng yếu. Cũng giống với trường hợp đang ở ngoài trời nắng mà bước vào trong nhà tối.
- Những người bị mắc bệnh quáng gà khả năng nhìn bị kém đi rất nhiều trong khi lái xe. Bởi vì ánh sáng không đủ và không được chiếu liên tục từ đèn pha và đèn đường.
- Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng trên, thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.
- Hoặc nếu bạn còn đang thắc mắc về những dấu hiệu nhận biết bệnh. Hay băn khoăn về những cách điều trị và phòng tránh bệnh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa.
Đối tượng nguy cơ bệnh quáng gà
- Quáng gà thường gặp ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.
- Sự thiếu hụt Vitamin A cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ suy dinh dưỡng, nếu không cung cấp đủ Vitamin A trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến tình trạng quáng gà. Hay ở bệnh nhân suy tuyến tụy cũng có nguy cơ bị thiếu Vitamin A do sự rối loạn hấp thu chất béo kéo theo việc Vitamin A cũng không được hấp thu.
- Sự tăng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây ra biến chứng trên mắt, nên đó cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh quáng gà.
Phòng ngừa bệnh
Cần giải thích cho bệnh nhân quáng gà về các đặc điểm của bệnh cũng như kế hoạch điều trị, để họ có thể hiểu rõ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Việc điều trị quáng gà phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng quáng gà là hậu quả của bệnh cận thị, đục thủy tinh thể hay thiếu Vitamin A, thì triệu chứng quáng gà có thể được khắc phục nhờ vào điều trị nguyên nhân gây bệnh. Còn nếu quáng gà bẩm sinh hoặc liên quan đến di truyền thì việc điều trị hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu là điều trị triệu chứng và đẩy lùi tiến triển của bệnh.
- Đối với quáng gà do cận thị: thị lực của bệnh nhân có thể được cải thiện nhờ vào việc đeo kính cận (kính đeo mắt hoặc kính áp tròng), kể cả thị lực ban ngày hay ban đêm.
- Đối với quáng gà do đục thủy tinh thể: phẫu thuật thay thế thủy tinh thể cải thiện đáng kể thị lực cũng như điều trị triệu chứng quáng gà ở bệnh nhân đục thủy tinh thể.
- Đối với quáng gà do thiếu Vitamin A: bệnh nhân cần được bổ sung Vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều Vitamin A có thể là 15.000 đơn/vị ngày đường uống. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, vì Vitamin A quá liều có thể có những tác dụng phụ nhất định.
- Đối với tình trạng di truyền gây quáng gà: Bệnh nhân chỉ có thể được điều trị triệu chứng và phòng tránh diễn tiến của bệnh. Ngoài ra, tư vấn tiền hôn nhân hay khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cũng rất cần thiết. Hiện nay, nhiều thử nghiệm như phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc, cấy tế bào gốc lành vào võng mạc đang được tiến hành với hy vọng tìm ra phương pháp điều trị cải thiện chức năng võng mạc ở bệnh nhân quáng gà.