-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
BIM là gì? Ứng dụng của BIM cho các công ty xây dựng
Nhắc đến BIM, nhiều người thường nghĩ rằng nó đơn giản là một sản phẩm phần mềm, tuy nhiên, thực tế công nghệ BIM không chỉ bó hẹp trong việc diễn tả một thiết kế kiến trúc hay việc tạo ra một mô hình ba chiều trình bày phối cảnh của công trình. Vậy rốt cuộc BIM là gì và những ưu điểm, ứng dụng tuyệt vời nó mang lại như thế nào?
Danh mục nội dung
Vậy rốt cuộc BIM là gì và những ưu điểm, ứng dụng tuyệt vời nó mang lại như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
BIM là gì?
BIM là viết tắt của Building Information Modeling, một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng. So với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần, những mô hình BIM cao cấp hơn nhiều bởi chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.
Như vậy, có thể hiểu, BIM không chỉ là những phần mềm như Revit, Tekla, Navisworks…mà đó là cả một quy trình hoàn thiện. Từ giai đoạn tạo dựng mô hình 3D cho đến việc dùng mô hình đó trong giai đoạn thiết kế (hồ sơ bản vẽ), thi công (quản lý khối lượng, lập biện pháp, an toàn lao động…) và quản lý tòa nhà (bảo trì các thiết bị cơ điện nước), xuyên suốt vòng đời của công trình.
Sự hình thành của BIM
BIM là sản phẩm hoàn thiện của sự tiến hóa công nghệ, và đó cũng chính là lý do mà BIM được đưa ra ở thời điểm hiện tại. Từ thời kỳ các bản vẽ của kiến trúc sư trên giấy, đến thời kỷ nguyên của CAD (Computer Aided Design) với bảng vẽ điện tử chính xác và dễ hiệu chỉnh hơn, mô hình CAD-3D được phát triển dựa trên sự tăng trưởng sức mạnh của phần cứng và đồ họa máy tính. Phần mềm đã có thể mô phỏng lại từng chi tiết nhỏ nhất của công trình bằng hình họa 3D với độ chính xác cao, kết hợp với quy trình BIM để đưa ra những mô hình thông tin đầy đủ để hỗ trợ tối đa cho tất cả các công đoạn phát triển một dự án xây dựng.
Một trong những ký do lý giải cho việc tại sao BIM đang trở thành một xu hướng mới và gần như là tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành xây dựng trên toàn thế giới chính là, với BIM, một khi các thông tin được thiết lập chính xác, việc xây dựng sẽ trở nên nhanh hơn, chính xác hơn, chi phí thấp hơn. Theo dự tính thì tại Việt Nam, năm 2021 BIM sẽ trở thành một tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng, một trong những giải pháp quan trọng để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới trong ngành xây dựng.
Ưu điểm của BIM
-
Quản lý dữ liệu tập trung: Với BIM, bạn sẽ không phải cập nhật thủ công hàng loạt bản vẽ CAD 2D mỗi khi dự án có chỉnh sửa nữa mà mọi thứ sẽ diễn ra một cách tự động và chính xác hơn nhiều. Bạn chỉ cần tập trung vào chất lượng của các mô hình thiết kế 3D là đã có thể đưa
-
Thiết kế mô hình trực quan: Bạn có thể xem được từng thành phần của dự án, từng chi tiết nhỏ nhất tùy theo mức độ của mô hình bởi cả dự án sẽ được đưa vào một mô hình số hóa theo một cách chi tiết và chính xác nhất. Chính vì thế mà chủ đầu tư sẽ dễ dàng có được một cái nhìn trực quan nhất về dự án, đội ngũ thiết kế kết cấu, MEP,… cũng như dễ dàng phát hiện các xung đột, thiết kế tối ưu các chi tiết trong không gian của tòa nhà.
-
Tiết kiệm chi phí - thời gian: Mọi mô hình trên BIM đều có chiều sâu và rất chính xác giúp nhà thầu, chủ đầu tư có một cái nhìn chính xác hơn khi ước lượng các khoảng đầu tư và chi phí, kéo theo đó có thể giảm thiểu các khoảng phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mát trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu.
-
Tăng khả năng cộng tác: BIM giúp sự liên kết giữa các phòng ban trở nên chặt chẽ hơn, từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, MEP, dự toán,... tất cả đều làm việc trên một mô hình thống nhất, mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên tạo thành một luồng thông tin xuyên suốt.
-
Hạn chế rủi ro: mô hình 3D trong BIM mang đầy đủ các yếu tố của một công trình thực tế giúp dễ dàng phát hiện những xung đột giữa các thành phần trong công trình, hạn chế các phát sinh khi thi công, giảm thiểu sai sót.
Khuyết điểm khi sử dụng BIM
Gây ấn tượng với người sử dụng bởi những ưu điểm hoàn hảo kể trên song BIM cũng vẫn tồn tại một số điểm trừ nhỏ, chính là:
-
Bài toán đầu tư: Việc chuyển đổi từ một mô hình cũ (2D) sang mô hình mới (BIM) đòi hỏi doanh nghiệp phải có những bước đầu tư ban đầu tương đối lớn, đó cũng chính là lý do mà nó đòi hỏi chi phí bản quyền phần mềm, chuyên gia tư vấn và triển khai, đào tạo nhân viên sử dụng các phần mềm mới. Không chỉ vậy, đôi khi doanh nghiệp còn cần nâng cấp hệ thống máy tính để đảm bảo BIM hoạt động một cách hiệu quả nhất.
-
Đối với BIM, những bước chuẩn bị ban đầu là cực kỳ quan trọng trong một dự án, những ưu điểm của BIM sẽ không phát huy tác dụng nếu nhà thầu không vận dụng nhuần nhuyễn sự hợp tác giữa các bên trong quá trình thiết kế.
Ứng dụng của BIM cho các công ty xây dựng
-
Thiết kế kiến trúc: từ giai đoạn lên ý tưởng, phân tích năng lượng công trình.
-
Thiết kế kết cấu: lên phương án thiết kế, phân tích sơ đồ kết cấu.
-
Thiết kế cơ điện nước: lên phương án thiết kế, tối ưu thiết kế (giảm va chạm, đảm bảo cao độ, phân tích hiệu suất)
-
Bản vẽ Shopdrawing, thống kê
-
Mô phỏng trình tự thi công, lắp dựng
-
Phục vụ chế tạo cấu kiện
-
Quản lý tổng mặt bằng, đánh giá tính khả thi ngoài công trường, an toàn lao động
-
Virtual Reality, Augmented Reality, 3D Printing, 3D Scanning
-
Quản lý tòa nhà, hệ thống BMS
Ngoài ra, BIM còn phục vụ công việc cho các bên liên quan là khác nhau, gồm:
-
Ứng dụng BIM cho chủ đầu tư (Owners) và quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Managements)
-
Ứng dụng BIM cho kiến trúc sư (Architects) và kỹ sư công trình (Engineers)
-
Ứng dụng BIM cho nhà thầu (Contractors)
-
Ứng dụng BIM cho nhà thầu phụ (Subcontractors) và nhà chế tạo (Fabricators)
Trên đây là những thông tin về BIM cũng như những ưu, nhược điểm và ứng dụng của nó. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về BIM để có thể ứng dụng nó vào công việc một cách hiệu quả nhất.