Bóng cười là gì? Tác hại của bóng cười mà bạn chưa hay biết.

Có lẽ cụm từ bóng cười không còn xa lạ gì với giới trẻ hiện nay nữa, độ phổ biến của nó rất rộng rãi nhất là với các bạn thanh niên ở độ tuổi từ 17 trở lên. vậy Bóng cười là gì mà lại gây hưng phấn tới giới trẻ tới vậy? Tác hại của nó nguy hiểm như thế nào?

Bóng cười là gì

Bóng cười là gì mà lại gây hưng phấn tới giới trẻ tới vậy? Tác hại của nó nguy hiểm như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Bóng cười là gì ?

Bóng cười (hay còn được gọi là Funkyball) là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay Nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O.Khi bơm khí nitrous oxide vào bóng bay, loại khí trong bóng cười có khả năng tác động mạnh lên 1 điểm của hệ thần kinh sẽ gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.

Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khi hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Khí Nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.Nó tạo cho người chơi thấy sảng khoái, đê mê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng không thể kiểm soát, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác về mọi thứ xung quanh. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.Vì sao lại gọi nó là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu, cười không có kiểm soát.

Bóng cười là gì ?

Mua Bóng cười bằng cách nào

Theo một số thông tin thì, “bóng cười” vào Việt Nam bằng con đường du lịch. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn có mặt ở nước ta, nhiều đại lý kinh doanh bóng cười trong nước đã xuất hiện rất nhiều. Cũng dễ hiểu vì sao lại có sự mọc lên của những đại lý ấy, bởi xuất phát từ nhu cầu sử dụng của giới trẻ ngày càng nhiều. Tại Hà Nội, nhiều quán bar trong khu phố cổ, trên các tuyến phố như: Mã Mây, Hàng Thùng, Lương Ngọc Quyến... công khai bán loại bóng này với giá 50.000 đồng/quả, thu hút sự tò mò của rất nhiều giới trẻ.

Chính vì giá cả phải chăng nên rất nhiều bạn trẻ dù không phải là dân chơi cũng có thể mua và sử dụng trong khoảng thời gian dài. Bóng cười không chỉ được giao bán trong các câu lạc bộ, quán bar, karaoke, mà nó còn được bán một cách công khai trên các trang mạng, chỉ cần gõ cụm từ "dịch vụ bán bóng cười", “Nơi bán bóng cười” “Giá bóng cười”... sẽ có rất nhiều trang rao vặt, mạng xã hội sẽ sẵn sàng và tư vấn và giao bán cho bạn.

Theo một số thông tin thu nhập được thì bóng cười chia làm 3 loại với những mức giá khác nhau:
Bình 5kg giá 2. 350. 000, bơm được khoảng 300 quả.
Bình 20kg  giá 6. 500. 000 bơm được khoảng 1000 quả
Chai nén là loại một chai mới bơm được một quả,249 000 thì 10 chai nén.

Tác hại của bóng cười

Ở một số nước châu Âu, đây là chất kích thích được bán hợp pháp tại các bar, hộp đêm. Tuy vậy, các bác sĩ trên thế giới cảnh báo rằng funkyball ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất có thể dẫn tới trầm cảm hoặc tử vong. Không chỉ có ở châu Âu, hiện bóng cười khá phổ biến ở Việt Nam, rao bán công khai trên các trang mạng, có video clip hướng dẫn cách sử dụng.

Bóng cười gây hại tới sức khỏe của chúng ta rất nhiều. khí cười tạo ra hưng phấn ảo, rất giống cảm giác phê ma túy, sử dụng nhiều có thể gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. Tùy theo cơ địa, bóng cười khiến người dùng lờ đờ, ngơ ngơ, đi đứng loạng choạng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu. Khi ấy dây thần kinh ngoại biên cũng như thần kinh thực vật giảm hoạt động, bị trơ hoặc mệt mỏi. Khi đã quen cảm giác "phê" ảo giác, người dùng rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác"phê" mạnh hơn như ma túy, thuốc lắc.

Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, khí cười N2O cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, làm giảm tầm nhìn và thính giác. Hít khí cười trong thời gian ngắn với liều lượng lớn vẫn có thể khiến người sử dụng bị co giật, run rẩy. Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch, hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, hít N2O lâu có thể dẫn tới ngừng thở.

  • Theo báo chí, vào năm 2010, diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy.

  • Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.

  • Hãng tin BBC lấy số liệu từ Mỹ cho biết mỗi năm tại nước này có 15 trường hợp chết vì bóng cười.

  • Tại Anh, từ năm 2006 đến 2012 có 17 ca thiệt mạng. 7,6% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi tại Anh và xứ Wales thừa nhận đã thử “bóng cười”

  • Mới đây nhất, một hot girl Hà Nội cũng đã nhập viện vì hút bóng cười bị ngộ độc khí N2O dẫn đến ức chế thần kinh, gây đột quỵ dạng nhẹ.

Tác hại của bóng cười

Nghiện bóng cười điều trị thế nào

Trong trường hợp bạn chưa nghiện bóng cười chỉ ở mức mới chơi bóng cười thì cách giúp bạn kiểm soát tốt việc không sử dụng bóng cười nữa đó là mỗi khi bạn cảm thấy buồn, chán thì hãy chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh như chơi thể thao, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè hoặc chia sẻ vấn đề khiến bạn cảm thấy buồn chán với người có kinh nghiệm để giải tỏa cảm xúc tiêu cực đó của bạn.

Trong trường hợp thói quen sử dụng bóng cười của bạn đã dẫn đến tình trạng bạn lệ thuộc vào bóng cười thì khi đó bạn cần phải ngừng ngay việc sử dụng bóng cười và cách ly khỏi môi trường có bóng cười để có thể phục hồi sức khỏe thể chất và ổn định tâm lý. Sau đó bạn sẽ cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý để giúp đỡ bạn loại bỏ những tác nhân, nguyên nhân như cảm xúc buồn chán của bạn… dẫn đến hành vi, thói quen sử dụng ma túy của bản thân bạn và trang bị cho bạn thêm kiến thức, kỹ năng để phòng tránh những nguy cơ có thể dẫn đến hành vi tái sử dụng bóng cười.  Hay nói cách khác là bạn cần cai nghiện bóng cười.