-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Brexit nghĩa là gì? Tổng quan về sự kiện Brexit
Brexit là gì? Đó là câu hỏi và từ khoá được rất nhiều người quan tâm trong thời gian vừa qua. Đây không chỉ là sự kiện ảnh hưởng đến nước Anh mà còn có nhiều tác động trực tiếp đến nền kinh tế - chính trị của rất nhiều quốc gia. Vậy, ảnh hưởng đó là gì?
Danh mục nội dung
Bài viết hôm nay sẽ lý giải đến bạn đọc Brexit nghĩa là gì? Tổng quan về sự kiện Brexit.
Brexit là gì?
Trong thời gian vừa qua, Brexit là cụm từ được nhiều người quan tâm. Vậy, bản chất Brexit là gì? Đó là từ được ghép từ “Britain” chỉ nước Anh và “exit” chỉ hành động rời khỏi EU. Như vậy, brexit chính là cụm từ chỉ việc nước anh rời khỏi EU và cũng là một cách khác để nói về cuộc trưng cầu nói chung.
Vào năm 2012, nhiều người dân nước Anh phản đối EU, đồng thời nghi hoặc quan hệ giữa nước Anh và cộng đồng này. Như vậy, từ lâu nước Anh và EU đã không còn mối quan hệ bền đẹp như lúc đầu. Đáp ứng yêu cầu và sự chờ đợi của người dân, vào năm 2013, Thủ tướng nước Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định số phận của nước Anh ở hay rời khỏi EU nếu Đảng bảo thủ của ông lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện.
Thời gian chính thức diễn ra cuộc trưng cầu là: ngày 23 tháng 6 năm 2016
Những người có thể tham gia cuộc bầu cử này là toàn bộ công dân thuộc lãnh thổ Anh, Bắc Ireland, Scotland và xứ Wales, những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc Anh, các công dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung- những thuộc địa cũ của Anh như Úc. Các công dân mang quốc tịch Anh nhưng đang sinh sống ở nước ngoài không quá 15 năm cũng có quyền tham gia bầu chọn.
Cuộc trưng cầu này nhằm trả lời cho câu hỏi: “Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay nên rời khỏi EU?”
Kết quả là:
- Ủng hộ rời EU đạt 51,89% số phiếu
- Ủng hộ ở lại EU đạt 48,11% số phiếu
Tỷ lệ cử tri Anh đi bầu là 71,8% - tương đương với hơn 30 triệu người. Đây là tỷ lệ cử tri cao nhất tro
ng lịch sử kể từ cuộc bầu cử năm 1992.
Sự kiện Brexit có ảnh hưởng như thế nào đến các nước trên thế giới
Vương quốc Anh
Ảnh hưởng đầu tiên phải kể đến nước Anh. Sự kiện Brexit này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế- văn hoá- chính trị- xã hội. Cụ thể
- Thị trường chao đảo, mất cân bằng, giảm đáng ngạc nhiên
- Chính trường hỗn loạn
- Nguy cơ rạn nứt vương quốc Anh
EU và các nước thành viên
Việc nước Anh rời khỏi EU sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Khi nước Anh ra đi, liệu rằng EU còn đảm bảo giữ được nền kinh tế lớn thế 2. Trước mắt, Eu đã và đang phải đối mặt với các ảnh hưởng xấu về cả kinh tế lẫn chính trị, về tốc độ tăng trưởng. Và đặc biệt đó là cuộc khủng hoảng nhập cư.
Bên cạnh đó, Đức là Ireland cũng là 2 nước sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là về kinh tế.
Đối với thế giới
Một việc đáng được quan tâm đó chính là chỉ sau 2 ngày sau khi sự kiện diễn ra, thị trường mất đi con số 3 tỉ đô la Mỹ - một con số đáng được xem xét và vô cùng ngạc nhiên. Các chuyên gia dự báo rằng trong những tháng theo sau Brexit, thị trường vẫn sẽ tiếp tục biến động. Việc đồng bảng Anh bị mất giá đi kèm với việc những ngân hàng lớn như Barclays mất 1/3 giá trị cổ phiếu cũng khiến xu hướng biến động của thị trường ngày càng lan rộng.
Mỹ là nước chịu những tác động rõ rệt nhất của Brexit - khi cổ phiếu nước này đã giảm hơn 600 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6- một ngày sau cuộc trưng cầu.
Danh mục nội dung
Brexit là một vấn đề thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian vừa qua. Sự kiện này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh mà còn làm lung lay toàn bộ khối EU với 28 nước thành viên còn lại.Brexit nghĩa là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến brexit đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với các nước trong Liên minh châu u (EU) mà còn là thắc mắc của phần lớn người dân trên thế giới. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều đó.
Brexit là gì ?
Brexit là một thuật ngữ được gộp lại bởi hai từ trong tiếng Anh là Britain (Liên hiệp Vương quốc anh) và Exit (rời khỏi, thoát ra). Vậy, Brexit nghĩa là gì? Brexit là từ dùng để nói về sự kiện Liên hiệp Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu u (EU).
Mối quan hệ giữa Anh và EU
Đối với Anh
EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản lượng xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015. Về vấn đề việc làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động xuất khẩu sang EU.
Ngoài ra, Liên minh Châu u cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư lớn. Năm 2014, các nước trong EU đã đóng góp 496 tỷ Bảng – tương đương với 48% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Anh.
Đối với EU
Ngược lại, Anh Quốc cũng có vai trò quan trọng trong EU, khi nước này đóng góp khoảng 8,5 tỷ Bảng Anh vào Ngân sách EU (năm 2015), chiếm tới 12,57% tổng ngân sách của tổ chức này, chỉ đứng sau Pháp và Đức.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng khoản đóng góp hằng năm của Anh cho EU là một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ cũng tin rằng những đạo luật khắt khe của EU làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỷ Bảng Anh mỗi năm. Cụ thể, một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật “gây phiền hà” nhất của EU làm Anh hằng năm tiêu tốn 33,3 tỷ Bảng.
Nguyên nhân gây nên sự kiện brexit
Như vậy, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa Anh và EU đã không hề “êm đẹp”.nhưng nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40 năm qua.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Liệu việc là một thành viên của EU có thực sự có lợi đối với Anh?
Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Năm 2013, Thủ tướng nước Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định số phận của nước Anh ở hay rời khỏi EU nếu Đảng bảo thủ của ông lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện.Để giữ đúng lời hứa, ngày 23/6/2013, một cuộc trưng cầu dân ý đã mở ra với 51,71% số phiếu ủng hộ việc Anh rời khỏi EU.
Hai phe đối lập
Trên chính trường Anh, các chính trị gia cũng thể hiện những quan điểm khác nhau. Ủng hộ cho việc Anh ở lại EU là: Thủ tướng David Cameron (Đảng Bảo thủ), ông Jeremy Corbyn (lãnh đạo Đảng Lao động), Bộ trưởng Bộ tài chính George Osborne (Đảng Bảo thủ), cựu thủ tướng Anh Tony Blair và John Mayor. Phía bên kia- ủng hộ Anh rời EU là Cựu thị trưởng London- Boris Johnson (Đảng Bảo thủ).
Những người đứng đầu EU và các chính trị gia khac trên thế giới cũng có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Chủ tịch Hội đồng châu u Donald Tusk, Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một số nhân vật tiêu biểu đã lên tiếng ủng hộ việc Anh tiếp tục là th��nh viên của EU.
Trong khi đó, Donald Trump- ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lại thể hiện sự phản đối với EU và cho rằng người Anh nên chọn rời khỏi cộng đồng này.