Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa

Thể loại ca dao với chùm Ca dao than thân, yêu thương tĩnh nghĩa bao gồm khái niệm, đặc trưng ca dao và tóm tắt nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm giúp các em học tốt môn văn 10. Nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoidap.org nhé!

1. Khái niệm

- Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.

- Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.

2. Đặc điểm của ca dao

- Về nội dung, ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm…

- Về nghệ thuật, ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu… (ví dụ lối so sánh ví von, sự lặp đi lặp lại các hình ảnh giàu tính nghệ thuật, lối diễn đạt theo kiểu công thức…).

- Lời thơ thường ngắn gọn.

- Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Tổng hợp bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa kèm lời bình hay nhất

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 1:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Câu ca dao thể hiện tâm trang lo lắng của một người con gái. Cô là một cô gái có phẩm chất tốt đẹp, nhu mì. Nhưng, nhan sắc của cô không quá đẹp và xuất sắc. Với tâm trạng lo lắng đó, cô đã phải tự giới thiệu và buông lời hứa hẹn để người khác biết được vẻ đẹp của cô.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 2:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài ca dao này là bài than thân trách phận của người phụ nữ. Hình ảnh thân cò và cò con trong bài ca dao này ý nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Cả hai thế hệ là 2 kiếp người khổ sở. Người phụ nữ miền quê, một mình làm lụng vất vả quanh năm. Người con của cô, liệu sau này có thoát khỏi hoàn cảnh vất vả đó hay không?

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 3:

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Câu ca dao thể hiện niềm trăn trở của người con gái mới lớn, bắt đầu bước vào tuổi cập kê. Hình ảnh tấm lụa đào chính là đại diện cho nhan sắc tươi trẻ và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Nhưng, cô vẫn lo lắng, không biết số phận của mình trong tương lại sẽ được gả cho ai. Đây cũng chính là một câu hỏi mà hầu như cô gái nào cũng băn khoăn khi đến tuổi cập kê.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 4:

Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Bài ca dao này thể hiện rõ sự than thân, trách than số phận của người con gái. Người con gái này không thể làm chủ được số phận của bản thân. Số phận của người con gái như hạt mưa rào. Nếu may mắn, thì được rơi vào vườn hoa. Nếu không may mắn thì lại rơi xuống giếng sâu. Tất cả đều do hoàn cảnh đưa đây, người con gái không có quyền quyết định. Câu ca dao thể hiện rõ thân phận mất tự chủ của người phụ nữ ngày xưa.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 5:

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

Bài ca dao này thể hiện rõ sự than thân, trách than số phận của người con gái. Người con gái này không thể làm chủ được số phận của bản thân. Số phận của người con gái như hạt mưa sa. Nếu may mắn rơi vào đài cát. Nếu không may mắn thì lại sa ruộng cày. Tất cả đều do hoàn cảnh đưa đây, người con gái không có quyền quyết định. Câu ca dao thể hiện rõ thân phận mất tự chủ của người phụ nữ ngày xưa.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 6:

Đêm khuya thức dậy xem trời

Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông

Làm sao cho hiệp vợ chồng

Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây. 

Câu ca dao thể hiện nỗi trắn trở suy nghĩ về tình cảm vợ chồng. Làm sao để vợ chồng luôn luôn hòa thuận, gia đình ấm no hạnh phúc.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 7:

Đã giàu thì lại giàu thêm

Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày 

Câu ca dao thể hiện sự than trách bất công trong xã hội. Trách sao, người giàu thì càng giàu. Người nghèo thì lại ngày càng nghèo. Sự phân biệt giàu nghèo và khoảng cách giữa hai giai cấp ngày càng xa.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 8:

Đem thân vào chốn cát lầm

Cho thân lấm láp như mầm ngó sen

Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn

Than thân với bóng, giải phiền với hoa 

Câu ca dao thể hiện sự than trách duyên tình. Người con gái lỡ lầm, trao thân gửi phận “nơi cát lầm”. Khiến cho cuộc sống của mình trở nên muộn phiền, không hạnh phúc. Tuy nhiên, nỗi lòng của nàng, lại chẳng thể giải bày cũng ai. Chỉ có thể tâm sự cùng “bóng” và “hoa”.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 9:

Bứt đi thì dạ không đành,

Cách xa nhân ngãi như chỉ mành thắt gan. 

Câu ca dao nói về sự chia ly, xa cách của người con gái với người mình thương. Tuy không muốn xa nhau nhưng vì hoàn cảnh mà phải chấp nhận và đành lòng nhìn người ấy ra đi.

Bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 10:

Trèo lên cây khế nửa ngày  

Ai làm chua xót lòng này khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao

Mai chằng chằng  

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời!

Câu ca dao thể hiện một người con gái đã có người yêu. Trong đó, cả hai đều yêu nhau và rất đẹp đôi. Đẹp tựa mặt trăng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai. Tuy nhiên, có lẽ, chàng trai đã thay lòng đổi dạ. Nhưng cô gái vẫn một lòng yêu thương và chờ mong chàng quay về.