Các dàn ý phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo.

Dàn ý tham khảo phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 

1. Mở Bài

Nam Cao là một nhà văn hiện thực tài năng, viết về chủ đề người nông dân, ông cũng khiến cho ta phải thổn thức, đắng cay với số phận của những kiếp người đau khổ, nghèo đói nhưng giàu tình người. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nhân vật như thế.

2. Thân Bài

Cuộc sống nghèo khổ, xót thương của Lão Hạc:

- Tài sản: ba sào ruộng, một con chó, một túp lều nhỏ

- Cảnh ngộ: cô độc, vợ mất sớm, ở với cậu con trai , con trai bỏ nhà đi, sống một mình thui thủi với con chó.

- Tai họa ập đến:

+ Trận đau kéo dài à sức khỏe yếu àthất nghiệp

+ Bão phá hoại mảnh vườn tan hoang à không biết bám víu vào đâu.

+ Bán cậu Vàng vì không có cái cho nó ăn à cô đơn

+ Ăn củ ráy, củ chuối qua ngày à tự tử bằng bã chó.

Tính cách Lão Hạc:

- Là người cha tốt và có trách nhiệm:

+ Giữ lại ba sào vườn cho con

+ Thương con, lo cho con

+ Dù nghèo đói nhưng không bao giờ đụng đến phần tiền để dành cho con.

- Là người hàng xóm tình nghĩa và giàu tự trọng:

- Luôn từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo

- Là người chủ tốt bụng, nhân hậu:

+ Đối với cậu Vàng yêu thương hết mực, xem như là bạn

+ Khi bán đi: dằn vặt, đau khổ

à Lão Hạc là người nghèo khổ nhưng chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.

3. Kết Bài

Lão Hạc như một hình ảnh đẹp tuyệt vời trang những trang văn của Nam Cao giúp thanh lọc tâm hồn con người khỏi những toan tính, nhỏ nhen, ích kỷ của đời sống.

Dàn ý tham khảo phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc và tác giả Nam Cao

Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Nhân vật lão Hạc

2. Thân bài

- Khái quát chung

+ Hoàn cảnh sáng tác: năm 1943

+ Nội dung chính của câu chuyện

Phân tích nhân vật Lão Hạc (Kết hợp với dẫn chứng để làm rõ những luận điểm dưới đây)

Lão Hạc là người nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh:

Lão sống trong tuổi già cô đơn đầy lo nghĩ: một thân một mình, sống nghèo khổ, con trai đi đồn cao su đã lâu chưa về, lo về tương lai cho con, lo cho cuộc sống của chính bản thân…..

Cuộc sống của lão càng ngày càng túng thiếu chật vật: thời tiết khắc nghiệt, sức khỏe suy yếu, cuộc sống khó khăn……

Lão sống khốn khổ như vậy mà có người vẫn không hiểu lão: Vợ ông giáo cho rằng lão Hạc sống hà tiện, keo kiệt, còn Binh Tư thì cho rằng lão là đồng minh của hắn…..

Sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông tha lão: Một cái chết đau đớn và vật vã khi lão chọn cách tự tử bằng bả chó….

Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp của nhân cách

Lão thương yêu con trai : Nhớ mong và lo cho cuộc sống của con trai, giữ lại mảnh vườn và ít tiền lão để dành để cho con trai cưới vợ hay trang trải cuộc sống sau này,….

Thương con trai, lão cũng thương con Vàng: con Vàng là người bạn, người cháu đối với lão Hạc, lão Hạc yêu thương và đối xử với con Vàng hết sức thân thương. Với lão Hạc, con Vàng còn là kỉ vật của con trai lão. Vì thế khi bán con vàng đi, lão cảm thấy tự khinh miệt chính bản thân lão…..

Lão là người nông dân sống lương thiện: Lao động và duy trì sự sống một cách chân chính, sống lương thiện với mọi người…..

Lão còn là người giàu lòng tự trọng: Không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, tự tử để gìn giữ số tiền để dành cho con trai; giữ gìn nhân cách trong sạch giữa cuộc sống, dự trù và lo liệu hậu sự cho bản thân để khỏi phải phiền hà hàng xóm…..

Nhận xét:

Qua nhân vật Lão Hạc, Nam Cao đã phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến đồng thời lên án gay gắt cái xã hộ ấy.

Bên cạnh đó, nhà văn còn thể hiện sự đồng cảm, xót thương và cả sự trân trọng vẻ đẹp nhân cách sáng trong của người nông dân lương thiện giữa xã hội cũ.

3. Kết bài

Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật lão Hạc.

Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của cá nhân.

Dàn ý tham khảo phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao 3

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Lão Hạc” và tác giả Nam Cao

- Giới thiệu chung về nhân vật lão Hạc

Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của làng văn học Việt Nam. Một cách rất gần gũi, truyện ngắn, tiểu thuyết của ông khiến người đọc nhiều thế hệ phải trăn trở, suy ngẫm khi bắt gặp những phận người, phận đời đầy éo le. Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên có lẽ đã khiến bao người phải xót xa, cảm thông nhưng cũng đầy trân trọng mỗi khi nghĩ về hay nhắc đến.

2. Thân bài:

1. Cuộc đời, số phận của nhân vật lão Hạc:

- Lão Hạc cũng giống rất nhiều người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam thuở ấy khi phải chịu cái nghèo, cái đói dai dẳng, họ như ngọn đèn lay lắt trong bóng tối của cuộc sống cơ cực, lầm than trước Cách mạng.

- Nhưng lão Hạc cũng có hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh.

- Vợ lão chết sớm, gắng gượng sống trong cảnh gà trống nuôi con những mong con lớn, lấy vợ rồi làm ăn, xây cái nhà, mua mảnh vườn. Nhưng rồi lớn lên, có một ngày con trai lão phẫn chí vì nghèo không có tiền cưới vợ nên đã bỏ làng đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn có mỗi con Vàng ngày đêm làm bạn. Lão giờ đã có tuổi, nhưng khổ một nỗi, lão phải sống quãng ngày tuổi già trong cảnh cô đơn, không bàn tay chăm sóc của vợ con. Sự cô đơn, trống vắng ấy phần nào khiến cho cuộc đời lão càng thêm bất hạnh hơn.

- Đã cô đơn, đói nghèo, lão Hạc mỗi ngày còn phải một mình đối diện với bệnh tật ốm đau, với cái cảnh ảm đạm, thê lương khi làng không có việc, hoa màu bị bão phá sạch.

- Con chó Vàng con trai để lại được lão coi như người thân của mình, chia sẻ nỗi buồn, cô đơn với mình vậy. Lão coi nó như đứa con, đứa cháu trong nhà mà vừa yêu thương, trò chuyện, chăm sóc vừa mong ngóng thằng con trai lão trở về.

- Ấy vậy mà cái cơ cực của cuộc sống cũng đẩy lão đến đường cùng. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất.Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”…

- Lão bán chó không phải để có tiền duy trì sự sống, tiền bán chó lão cũng để vào phần tiền gửi lại cho con trai. Cuộc sống những ngày sau khi bán con Vàng vẫn tiếp diễn, nhưng “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai” rồi khoai cũng hết, lão nhặt nhạnh con trai, con ốc, ăn củ chuối, rau má…

- Lão phải chịu một cái chết vô cùng đau đớn, dữ dội khi đã bị dồn đến đường cùng: lão ăn bả chó. Lão biết đó là bả chó, lão quyết định ăn nó, quyết định chủ động tìm đến cái chết. Cái chết quằng quại ấy khiến người đọc rùng mình nhận ra rằng cái chết ấy đâu khác gì cái chết của một con chó. Đó chẳng phải là quá đáng thương, bất hạnh sao?!...

2. Những phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc:

- Đói nghèo, khổ đau là vậy nhưng không vì thế mà lão Hạc đánh mất nhân phẩm của mình. Ẩn sâu trong con người đầy đáng thương ấy vẫn chan chứa những phẩm cách tốt đẹp, đáng trân trọng.

- Lão là một người cha thương con hết mực. Dù vợ mất sớm, cảnh gà trống nuôi con muôn trùng vất vả nhưng lão vẫn chăm sóc, nuôi nấng con mình trưởng thành. Con Vàng là kỉ vật thằng con để lại cho lão, mỗi khi nhìn ngắm, trò chuyện với con Vàng là lão lại nhớ đến thằng con trai, luôn mong ngóng ngày nó trở về. Lão chấp nhận cảnh sống cô đơn, cái nghèo đói, rồi cuối cùng là cả cái chết chắt chiu từng đồng bạc để lại cho con.

- Lão Hạc là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời đầy cám rỗ, khó khăn thời đó. Ở hoàn cảnh như lão, phải chăng sẽ có người lựa chọn cái cảnh ăn bám người khác, hay đi ăn trộm, ăn cắp nhưng lão không làm vậy. Khi thấy ông giáo đề nghị giúp đỡ, lão “ từ chối gần như hách dịch” khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Lòng tự trọng ở lão khiến người ta khâm phục ngay cả khi hình dung ra cái đớn đau, dữ dội lão phải chịu đựng sau khi ăn bả chó. Lão chấp nhận cái chết để giữ tâm hồn mình trong sạch, giữ trọn cái tình nghĩa với mọi người, ngay cả với con chó Vàng.

3. Đánh giá:

- Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật một cách rất tài tình, khiến người đọc cảm tưởng như lão Hạc là một người nông dân có thực ngoài đời.

- Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.

- Lão Hạc là hình ảnh tượng trưng cho một lớp người trong bối cảnh làng quê trước Cách mạng – những người nông dân nghèo đói, thấp cổ bé họng, chịu nhiều cơ cực…

3. Kết bài:

- Đánh giá chung về nhân vật lão Hạc

- Nêu cảm nhận bản thân

Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một trong những nhân vật tiêu biểu, có số phận bất hạnh nhưng họ cũng mang trong mình những phẩm chất cao quý, đáng trân trọng. Qua nhân vật, ta cũng thêm khâm phục và trân quý hơn đôi mắt nhìn cuộc đời, ngòi bút sâu sắc của nhà văn Nam Cao.