-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Sự hình thành và văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông
Các quốc gia cổ đại phương Đông tồn tại từ bao giờ? Thời gian tồn tại bao lâu? Được hình thành như thế nào? Văn hóa và xã hội ra sao? Cùng Wikihoidap tìm hiểu điều này qua bào viết dưới đây nhé.
Danh mục nội dung
Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông:
Ở phương Đông hình thành 4 nền văn minh rực rỡ là: Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà và Ba Tư, ra đời vào khoảng thời gian VI – III TCN. Tìm hiểu kỹ các quốc gia cổ đại phương Đông, ta nhận thấy rằng các quốc gia này hình thành bên cạnh lưu vực các dòng sông lớn, cái nôi của nền văn minh phương Đông.
- Ai Cập: sông Nin
- Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát
- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
- Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.
Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu,người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:
+ Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
+ Các công xã kết hợp thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
+ Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su-me đã hình thành.
+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.
Các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông:
Phân chia thành 3 tầng lớp trong xã hội: nông dân, quý tộc, nô lệ.
- Nông dân: do nhu cầu trong sản xuất thành phần này chiếm số đông và chiếm giữ là lực lượng lao động chủ yếu.
- Quý tộc: bao gồm tăng lữ, quan lại, thủ lĩnh, họ sống trên nhung lụa trên sự áp bức bốc lột của người dân lao động qua các hình thức thu thuế.
- Nô lệ: chủ yếu là tù binh và các công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội, là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Văn hóa cổ đại phương Đông:
Văn hóa cổ đại phương Đông có những thành tựu rực rỡ vẫn còn tồn tại và giữ nguyên giá trị đến ngày nay, trong đó có kể đến các lĩnh vực sau:
Lịch pháp và thiên văn học:
Để thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của việc sản xuất, Lịch ra đời từ rất sớm, một năm có 365 ngày, họ chia thành tháng, tuần, ngày, và mỗi ngày có 24 giờ.
Họ biết được sự chuyển động của Mặt trăng, Mặt trời từ đó hình thành nên Thiên văn học.
Chữ viết:
Chữ viết trên thẻ tre của người Trung Quốc
Để lưu lại và trao đổi thông tin, chữ viết ra đời, đây được cho là một phát minh lớn nhất của loài người : Chữ tượng hình xuất hiện trước dần chữ tương ý ra đời để phù hợp với mục đích của con người.
- Người Trung Quốc viết lên dải tre, vải lụa, mai rùa.
- Người Ấn viết trên vỏ cây papyrus.
- Người Su-me viết bằng những đầu cây được vót nhọn rồi viết lên những miếng đất sét còn ướt đem nung lên.
Toán học:
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
+ Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,...
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
+ Người Trung Quốc cho ra đời cuốn sách Cửu chương toán thuật được dùng làm sách giáo khoa và trở thành một tác phẩm kinh điển đối với các nhà toán học cổ Trung Quốc. Cửu chương toán thuật là một cuốn tự điển toán học độc đáo phục vụ cho những người đạc điền, nhà thiên văn, hay những người thu thuế... của Trung Quốc. Tác phẩm này gồm có 246 bài toán trình bày giả thiết rồi đến lời giải. Viết khoảng năm 152 TCN.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
Kiến trúc:
Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Vạn lý trường thành của Trung Quốc, Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người dù trong tay không có công cụ lao động hiện đại, bằng những công cụ thô sơ đã tạo nên những kiệt tác trường tồn với thời gian, vẫn còn nguyên giá trị.
Sự hình thành các quốc gia xã họi phương Đông là sự tất yếu khi có sự phân chia giai cấp. Sự hình thành này đã phát triển nền văn minh rực rỡ của nhân loại, các giá trị cũng như phát minh vẫn còn hiện hữu hiện nay.