Làm cách nào để hoa mai, hoa đào nở đúng vào Tết Nguyên Đán

Làm cách nào để hoa mai, hoa đào nở đúng vào Tết Nguyên Đán nhỉ các bác? Nhà mình cũng tuốt lá vào cách Tết khoảng 20-30 ngày nhưng hoa Mai lại nở sớm hơn Tết, hoa bị tàn vào mùng 2 luôn. Năm nay lên đây hỏi mọi người cách chăm sóc cây mai và cây đào thế nào để hoa nở đẹp nhất vào dịp Tết Nguyên Đán ?

Làm cách nào để hoa mai, hoa đào nở đúng vào Tết Nguyên Đán nhỉ các bác

Cách làm hoa mai nở đúng Tết

Nhà tôi cũng làm mai để bán dịp Tết cũng được chục năm rồi, tôi chỉ bạn mấy cách xử lý đơn giản để bạn áp dụng thử nhé:

Chú ý ngày lảy lá cho cây mai

Đây là thao tác quan trọng nhất giúp cây mai ra hoa đúng dịp Tết. Qua nhiều năm kinh nghiệm lảy lá cho Mai, khuyên bạn tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thời tiết năm nào nắng nhiều thì mai nở sớm và loạnh nhiều thì mai nở muộn. Xem nụ hoa lớn hay còn nhỏ, đã bung vỏ trấu ra chưa. Tùy theo loại mai mà ta lảy lá, nhặt lá - thông thường loại có nhiều cánh thì nở trễ hơn loại có 5 cánh. Tùy theo độ cao của Vĩ Tuyến, như ở Huế chẳng hạn, phải lảy lá Mai trước Tết khoảng 1 tháng, ở miền Bắc thì càng phải sớm hơn. Còn ở miền Nam, thông thường phải lảy lá mai vào ngày rằm tháng Chạp âm lịch cho loại mai vàng 5 cánh.

Chú ý ngày lảy lá cho cây mai

Chú ý đến nụ hoa - quan trọng nhất

Trong các yếu tố trên, việc quan sát nụ hoa mai lớn hay nhỏ là điều quan trọng nhất hơn hết. Nếu năm nào mưa nhiều, lạnh nhiều và nụ mai còn quá nhỏ thì nên lảy lá vào mùng mười tháng Chạp âm lịch. Nếu nụ hoa lớn, nên lảy lá vào ngày rằm 12-13 tháng Chạp. Nụ hoa to vừa thì lảy lá vào ngày rằm tháng Chạp. Nụ hoa mà rất to cảm giác như sắp nở đến nơi, thì nên nảy lá vào ngày 18- đôi mươi tháng Chạp.
Có nghĩa là cứ vào ngày 23 Âm lịch mà nụ hoa bung vỏ chấu là hoa sẽ nở đúng ngày 30 Tết.

Chú ý đến nụ hoa - quan trọng nhất

Cách thức này áp dụng cho từng cây mai, có cây láy lá sớm có cây lảy muộn. Cây mai có ghép nhiều loại khác nhau thì phải lảy lá riêng theo từng loại nhé.

Đối với loại Mai Huỳnh Tỷ nhiều cánh ta cũng có thẻ lảy lá áp dụng các cách thức trên nhưng nên thực hiện sớm hơn bình thường khoảng 5 ngày. Khi nảy lá mai phải lảy hết lá giá lẫn lá non, cách đến 1-2 ngày sau khi nhựa khô ta mới tưới nước nhé.

Làm thế nào để thúc Mai nở sớm hơn?

Theo kinh nghiệm, trời nắng nóng thì hoa mai sẽ nở sớm hơn, trời lạnh thì nở trễ hơn. Khi đến ngày 23 tháng Chạp, nụ hoa mai chưa bung ra vỏ trấu, vỏ lụa mà nếu gặp trời nắng nóng, bất thình lình có mua rào thì Mai sẽ nở sớm (hiện tượng năm 1992). Từ đó ta thấy rằng mai nở trễ, ta đem phơi nắng và tưới nước vào giữa buổi trưa cho Mai, không tưới vào sáng sớm cũng như chiều tối làm gì. Nếu vỏ lụa chưa bung thì ta nên tưới nước nóng 40 độ, hoặc xịt thuốc Methyl Parathion hay Malathion, cũng có thể đốt bóng đèn tròn vào ban đêm. Như vậy mai có thể nở đúng ngày Tết.

Làm thế nào để thúc Mai nở sớm hơn?

Làm thế nào hãm mai nở muộn?

Chưa đến 23 tháng chạp mà hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì tức là hoa mai đã nở sớm. Ta nên chuyển các cây vào chỗ mát, lấy vải đen trùm lên cây mai lại và tưới nước vào lúc chiều tối để làm lạnh cây mai đi.

Có thể pha thêm Urê với nồng độ 1gr/ lít để kích thích cho cây ra lá. Bởi vì khi mai ra lá nhanh thì hoa sẽ nở chậm đi vài ngày, có thể tỉa bớt các lá lon này sau khi sử dụng Urê.

Chú ý khi trưng mai trong nhà

Nếu mai có sẵn trong chậu thì đem vào nhà nên lựa chỗ nào thông gió. Không để cây mai đứng trước quạt máy làm cây mai khô héo không nở được hoa nhé. Nếu trưng cây mai trong bình hoa thì phải cưa cắt mai vào sáng sớm, thui gốc mai để giữ được nhựa cây. Muốn mai lâu tàn thì nên bỏ vào lọ hoa đang trưng một viên thuốc Aspirine, cũng có thể thay nước nhiều lần cho sạch sẽ.

Cách để hoa đào nở đúng dịp Tết

Đào thường ra hoa từ trung tuần tháng Chạp năm trước đến giữa tháng giêng năm sau. Muốn có hoa đào nở đúng vào dịp Tết, người trồng đào có những bí quyết điều chỉnh cho hoa nở đúng dịp. Và tùy từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để tiến hành các biện pháp sau:

Dừng bón phân, tưới nước cho đào

Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).

Dừng bón phân, tưới nước cho đào

Phun tưới nước cũng là một công đoạn quan trọng vì đào phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tùy điều kiện trời mưa rét hay nắng ấm, người trồng đào phải phun nước ấm (hoặc nước lạnh) để kích thích đào nở sớm (hay hãm cho đào nở đúng dịp).

Kỹ thuật tuốt lá (lảy lá Đào)

Tác dụng của việc tuốt lá là để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp.

Thời điểm tuốt lá là vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch nhưng nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày.

Kỹ thuật tuốt lá (lảy lá Đào)

Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm.

Cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Nên bứt từng lá. Không được một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống, làm như vậy tổn thương đến mầm hoa.

Đảo cây đào

Thời gian đảo cây: Giống đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7...

Cách đảo cây đào: Đào 1 bầu cách gốc 20 - 25 cm, sâu 20 - 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. Chọn ngày trời nắng để đảo và đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.

Khoanh vỏ cây ( "thiến" đào)

Khoanh vỏ là biện pháp hãm cây nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Khoanh vỏ cây ( "thiến" đào)

Thời gian khoanh vỏ đào: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 ÂL, đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già.

Cách khoanh vỏ cây đào: Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 - 40 cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn sâu tới phần gỗ của cây, day đi day lại 2 - 3 lần để tạo ra vết khoanh rõ rệt. Cần khoanh vỏ vào buổi sáng ngày không mưa.

Động tác khoanh vỏ chỉ thành công khi sau 1 ngày thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh, và sau 2 - 3 đến một tuần, lá đào hơi chuyển màu từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là được. Nếu lá vẫn chưa chuyển, phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ.

Thúc và hãm thời gian ra hoa

Vấn đề thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.

Thúc và hãm thời gian ra hoa

Cách thúc đào nở sớm: Đầu tháng 12 ÂL, nếu thấy các nụ hoa chưa nhú rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm phải tưới phân đạm hay ure. Bới xung quanh gốc sâu độ 5cm, tưới nước nóng 35 - 40 độC.

Cách hãm đào nở muộn: Vào hạ tuần tháng 11 ÂL nếu thấy nụ hoa nhú to, có thể hoa nở sớm, cần che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong thời gian 10 -15 ngày; làm giàn che lưới đen kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun lên thân lá hoặc tưới vào gốc.

Thúc, hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết. Vì cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.