-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Cấu tạo của tảo xoắn, Sự khác nhau giữa tảo xoắn với rêu và rong mơ
Tảo xoắn là thực vật quen thuộc đối với mọi người, thường phát triển mạnh ở vùng ao hồ, nước ngọt. Vậy cấu tạo và cách sinh sản của tảo xoắn như thế nào? Tảo xoắn, rêu và rong mơ có điểm gì khác biệt? Công dụng của tảo xoắn là gì? Ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng với Wikihoidap.org giải đáp những thắc mắc này để có cái nhin tổng quan về loại này nhé.
Danh mục nội dung
Hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn
Tảo xoắn là một loại loại tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria. Tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao. Các nhà khoa học trên thế giới đã coi tảo Spirulina là sinh vật có ích cho loài người. Loại tảo này do tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi. Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường tráng và khỏe. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ, bà phát hiện trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ họ vớt lên từ hồ.
+ Nó là nguồn cung cấp protein thực vật cao nhất, tảo xoắn chứa khoảng 60% hàm lượng protein hoàn chỉnh.
+ Xu hướng hiện đại người dân đang lựa chọn để ăn ít đạm động vật, vì thế tảo xoắn là một lựa chọn ăn chay tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu protein và axit amin cần thiết hằng ngày.
+ Ngoài protein, tảo xoắn cũng là một nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật khác: chất chống oxy hóa, vitamin thiết yếu và khoáng chất, một số trong đó bao gồm Phycocyanin, zeaxanthin, beta-carotene, GLA và sắt.
Một loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng tích cực của Spirulina trên một loạt các bệnh khó chữa như bệnh ung thư, Epstein Barr, bệnh bạch cầu và HIV.
Cách sinh sản của tảo xoắn
Dựa vào cấu tạo của tảo, ta có thể thấy được cách sinh sản của chúng. Cụ thể, tảo xoắn có thể sinh sản bằng hai cách:
- Sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành từng sợi, và từ những đoạn sợi đã đứt đó tạo thành tế bào tảo mới.
- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau để tạo thành một tế bào mới.
Đặc điểm chung của tảo
Vậy, sau khi tìm hiểu một vài tảo em có nhận xét gì về tảo nói chung? Dựa vào đặc điểm của rong mơ và tảo xoắn, ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:
- Tảo là một loài thực vật bậc thấp, sống chủ yếu dưới nước
- Cơ thể chỉ gồm tế bào và chưa được phân thành rễ, thân, lá cụ thể.
- Tảo có thể có nhiều màu sắc khác nhau nhưng trong tế bào luôn tồn tại diệp lục.
- Có thể sinh sản bằng hai hình thức đó là sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính.
Công dụng của tảo xoắn
Tác dụng của tảo xoắn chống dị ứng: Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng uống 2 gram tảo xoắn một lần mỗi ngày trong 6 tháng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở người lớn. Tảo xoắn chống lại các phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn giải phóng histamin – chất tạo nên triệu chứng dị ứng: chẳng hạn như chảy nước mũi, chảy nước mắt, nổi mề đay, và sưng mô mềm.
Bệnh tiểu đường: ở những người có bệnh tiểu đường, uống 1 gram tảo xoắn hai lần mỗi ngày sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
Hiệu suất tập thể dục: các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng uống 6 gram tảo xoắn mỗi ngày trong 4 tuần giúp các vận động viên tăng khả năng chạy nước rút (tăng sự dẻo dai của cơ bắp ở giai đoạn nước rút).
Tác dụng của tảo xoắn giảm cholesterol: nghiên cứu cho thấy tảo xoắn làm giảm cholesterol ở những người có mức cholesterol bình thường hoặc tăng nhẹ. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng: tảo xoắn có khả năng làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay cholesterol “xấu”), tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL hay cholesterol “tốt”).
Tảo xoắn với các triệu chứng mãn kinh sớm: sử dụng 1,6 gam tảo xoắn hàng ngày trong 8 tuần làm giảm lo âu và trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.
Hỗ trợ miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy tảo Spirulina làm tăng sản xuất kháng thể, các protein chống nhiễm trùng, và các tế bào lympho, bạch cầu để cải thiện khả năng miễn dịch và giúp tránh nhiễm trùng và các bệnh mãn tính như ung thư.