CBM là gì? Các cách tính CBM cho từng loại phương tiện

Trong thương mại quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu các nước nói riêng, quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ, đường thủy, hàng không,... thường được tính cước vận chuyển hàng hóa trên cơ sở trọng lượng và CBM của hàng hóa đó. Vậy CBM của hàng hóa đó là gì? Sức ảnh hưởng của CBM là như thế nào?

CBM của hàng hóa đó là gì

Vậy CBM của hàng hóa đó là gì? Sức ảnh hưởng của CBM là như thế nào? Tất cả những thông tin bạn cần biết sẽ có trong bài viết dưới đây.

CBM là gì?

CMB được viết tắt từ cụm từ tiếng anh “Cubic Meter” mà ta vẫn thường gọi nhanh là mét khối (m3). CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng, qua các quy trình đó để nhà vận chuyển áp dụng và tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

CBM là gì?

Bên cạnh đó, Cbm còn tồn tại trong nhiều hoàn cảnh và trường hợp với những ý nghĩa khác nhau như:

  • Cbm trong khiêu vũ

Trong khiêu vũ CBM viết tắt của từ Contra Body Movement. Nếu trong quá trình bạn đang khiêu vũ và đối phương nhảy cùng nói cụm từ này thì cũng có nghĩa là họ muốn bạn phải di chuyển chân theo hướng chân của họ.

  • Cbm trong chức vụ

Trong chức vụ tổ chức, CBM được viết tắt từ cụm từ Certified Business Manager, có nghĩa là chứng chỉ của hiệp hội quản lý và kinh doanh. Chứng chỉ này được xem là chứng chỉ cấp cho những học viên có khả năng quản lý kinh doanh và kỹ năng đáp ứng cho công việc tương ứng của mình cả trong thực hành và lý thuyết.

Bên cạnh đó, Christoffel Blindenmision (CBM) cùng tên cũng được biết đến là một tổ chức phi chính phủ của Đức, tổ chức đã giúp đỡ ngành Nhãn khoa Việt Nam từ những ngày đầu sau chiến tranh. Cho tới năm 2008, tổ chức CBM đã giúp Việt Nam đào tạo bác sĩ, phẫu thuật viên, đào tạo chăm sóc mắt ban đầu cho cán bộ y tế cơ sở, cung cấp thuốc, trang thiết bị, phương tiện đi lại phục vụ công tác khám bệnh và mổ lưu động, hỗ trợ kinh phí mổ cho bệnh nhân nghèo bị mù lòa.

Đồng thời,vào mỗi năm tổ chức CBM còn cử chuyên gia sang làm việc trực tiếp giúp đỡ các đồng nghiệp Việt Nam. Một trong số đó là bác sĩ Margreet Hogeweg - cố vấn y tế của tổ chức một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa cộng đồng. Từ năm 1995, bà Margreet năm nào cũng sang Việt Nam, trực tiếp tham gia tổ chức nhiều hội thảo giúp nâng cao trình độ bác sĩ ở tuyến tỉnh, thăm, đánh giá các dự án, và tham gia vận động tài trợ cho Việt Nam.

Đơn vị đo và cách sử dụng CBM

Cách tính CBM là cách tính được quy ước chung của các đơn vị xuất nhập khẩu dành cho các loại mặt hàng được vận chuyển đưa lên container , chính vì thế chúng ta chỉ cần dựa vào cách tính dưới đây là có thể hoàn toàn có thể tính được kích thước và khối lượng khi vận chuyển mà không lo bị nhầm lẫn.

CBM có công thức tổng quát:

CBM = (chiều dài  x chiều rộng x chiều cao)  x số lượng kiện

Giả sử ta có mười (10) thùng cartones đựng hàng hóa có trọng lượng cân được là 600 kgs và có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 0,7 x 0,6 x 0,5 (mét). Để xác định thùng hàng này được tính giá theo trọng lượng hay thể tích ta làm một phép tính như sau :

Trọng lượng : 600 Kgs

Thể tích: (0,7 x 0,6 x 0,5) x 10 thùng = 2.10 CBM

Các đơn vị đo chiều dài, rộng, cao được quy đổi sang mét (m), do đó CBM đơn vị là mét khối (m3).

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg cũng được sử dụng dưới nhiều phương thức như:

  • Ở đường hàng không: 1 CBM là tương đương 176 Kg

  • Đường bộ: 1 CBM lại bằng 333 kg

  • Đường biển: 1 CBM = 1000 kg

Tuy nhiên, vẫn có các công ty vận chuyển tính giá cước theo CBM nhưng cũng có lúc tính theo Kg.

Một số lưu ý về CBM và cách quy đổi cbm – kg mà bạn cũng cần nhớ đó là

với mỗi nước, mỗi công ty sẽ có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau. Do đó cần phải hỏi rõ để xem hàng hóa của mình được tính ra chi phí như thế nào.

Cách tính CBM trên các phương tiện di chuyển

Nếu muốn xác định trọng lượng tính cước trong lô hàng hàng không, đường bộ hay đường thủy thì trước hết bạn phải tính trọng lượng thể tích.

Cách tính CBM trên các phương tiện di chuyển

Quá trình tính cả trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước trong lô hàng hàng không có thể hiểu qua ví dụ dưới đây:

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông tin dưới đây:

  • Kích thước của mỗi kiện: 100cm x 90cm x 80cm

  • Trọng lượng của mỗi kiện hàng: 100kgs / trọng lượng toàn bộ

Bước 1: Tính trọng lượng tổng (gross weight) của hàng hóa: Để so sánh với trọng lượng thể tích tính toán, bạn phải biết trọng lượng tổng của hàng.

Lô này, tổng trọng lượng của hàng hóa là 1000kgs.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá: Để tính được trọng lượng thể tích, bạn nên tính thể tích hàng hoá bằng mét khối.

  • Kích thước của một gói theo cm (100cm x 90cm x 80 cm)

  • Kích thước của một gói theo mét => 1m x 0,9m x 0,8m

  • Thể tích của một gói = 1m x 0,9m x 0,8m = 0,72 cbm (mét khối)

  • Tổng lượng hàng hóa = 10 x 0,72 cbm = 7,2 CBM

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá: nhân thể tích hàng hóa với hằng số trọng lượng thể tích.

Trong đó, hằng số quy ước trọng lượng thể tích là:

Air shipment volumetric weight constant = 167 kgs /CBM

Trọng lượng thể tích (Volumetric weight) = tổng thể tích của hàng hóa x hằng số trọng lượng thể tích

Volumetric Weight= 7,2 cbm x 167 kgs/ cbm = 1202,4 kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng hóa: Bạn nên so sánh trọng lượng tổng (gross weight) của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá (volumetric weight) và chọn giá trị lớn hơn.

Đây sẽ là trọng lượng tính cước đối với chuyến hàng hàng không đã cho.

  • Trọng lượng tổng của lô hàng là 1000kgs.

  • Trọng lượng thể tích của lô hàng là 1202,4 kg

  • Trọng lượng thể tích cao hơn trọng lượng tổng thực tế nên sử dụng trọng lượng thể tích là trọng lượng tính cước 1202,4 kg.

Cách tính CBM đường thủy

Làm thế nào để có thể tính toán trọng lượng tính phí trong các chuyến hàng biển, hay vẫn được biết đến là đường thủy?

Cách tính CBM đường thủy

Chúng ta phải làm theo các bước tương tự khi tính toán trọng lượng tính cước trong các lô hàng đường biển với chỉ một ngoại lệ: hằng số trọng lượng tính cước của hàng sea khác với hàng air

Bạn nên lấy hằng số trọng lượng tính cước (volumetric weight constant) bằng 1000 kgs /m3, khi tính toán trọng lượng tính cước trong hàng biển.

Quá trình tính toán cả trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước trong các lô hàng biển dựa trên ví dụ sau:

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm

  • Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs / trọng lượng tổng 1 kiện

Bước 1: Tính toán trọng lượng tổng của hàng hoá: Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000 kg.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá:

  • Kích thước của một gói theo cm  (120cm x 100cm x 150cm)

  • Kích thước của một gói theo mét  (1,2m x 1m x 1,5m)

  • Thể tích của một kiện hàng  (1,2m x 1m x 1,5m = 1,8 CBM(mét khối))

  • Tổng thể tích hàng hóa  (10 x 1,8 cbm = 18 CBM)

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng

Nhân thể tích của lô hàng với hằng số trọng lượng thể tích sẽ ra kết quả trọng lượng thể tích của lô hàng

Sea shipment volumetric weight constant = 1000 kgs / cbm

Volumetric Weight= 18 cbm x 1000 kgs/ cbm = 18000 kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của hàng hóa: so sánh tổng trọng lượng tổng của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá sau đó chọn cái lớn hơn.

Đây sẽ là trọng lượng tính cước cho lô hàng đang lấy ví dụ:

  • Tổng trọng lượng của lô hàng 8000 kg.

  • Trọng lượng thể tích của lô hàng là 18000 kg

  • Trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18000 kgs làm trọng lượng tính cước.

Cách tính CBM đường bộ

Với lô hàng đường bộ, chỉ khác hàng không và đường biển ở hằng số trọng lượng thể tích là 333 kgs/m3

Cách tính CBM đường bộ

Ví dụ với lô hàng đường bộ gồm 10 kiện có thông số như sau:

  • Kích thước các kiện: 120cm x 100cm x 180cm

  • Trọng lượng mỗi kiện: 960kgs/gross weight

  • Tổng trọng lượng: 9,600 kgs

Tính trọng lượng thể tích (volumetric weight) của lô hàng:

  • Kích thước các kiện bằng cm (120cm x 100cm x 180cm)

  • Kích thước các kiện bằng mét (1,2m x 1m x 1,8m)

  • Thể tích của 1 kiện (1,2m x 1m x 1,8m = 2,16 CBM)

  • Tổng thể tích của lô hàng (10 x 2,16 cbm = 21,6 CBM)

Road shipment volumetric weight constant = 333 kgs / CBM

Volumetric Weight= 21,6 cbm x 333 kgs/ cbm = 7192,8 kgs

Vậy có trọng lượng tổng (gross weight) lớn hơn trọng lượng thể tích (volumetric weight) nên sẽ lấy trọng lượng tổng (gross weight) của lô hàng là 9,600 kgs là trọng lượng tính cước của lô hàng.