-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
CFO là gì? CFO là chức danh gì và chức năng nhiệm vụ của CFO
Một doanh nghiệp là tập hợp của rất nhiều những bộ phận thực hiện các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, để những bộ phận ấy có thể hoạt động trơn tru và phát huy được tối đa hiệu quả thì cần đến những người đứng đầu cho từng bộ phận để điều khiển và phân chia công việc đó. Chính vì thế mà một số thuật ngữ như CFO, CEO, CMO,… chắc chắn đã không còn xa lạ với những ai đã làm quen với công việc văn phòng. Vậy CFO là gì? Những thuật ngữ liên quan trong kinh doanh
Danh mục nội dung
Một số thuật ngữ như CFO, CEO, CMO,… chắc chắn đã không còn xa lạ với những ai đã làm quen với công việc văn phòng. Để làm rõ các thuật ngữ và vai trò quyền hạn mà các chức danh đó mang lại mời các bạn đọc chia sẻ của chúng tôi dưới đây.
CFO là gì?
CFO là viết tắt của Chief Financial Officer, một thuật ngữ chỉ một chức danh, vị trí cực kỳ quan trọng trong bộ máy quản lý doanh nghiệp, được biết đến với cái tên Tiếng Việt là giám đốc tài chính. CFO là một vị trí đứng đầu quản lý các vấn đề tài chính trong các công ty và doanh nghiệp, đồng thời cũng là những người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Những công việc quản lý tài chính bao gồm: nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lý các vấn đề gặp phải đối với các mối quan hệ về tài chính trong công ty hoặc doanh nghiệp đều là một trong những công việc chính của giám đốc tài chính. Nhờ đó mà có thể xây dựng các kế hoạch về tài chính, tiến hành khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn cũng như đưa ra các cảnh báo đối với các mối nguy hại với doanh nghiệp thông qua nghiệp vụ phân tích tài chính.
Kỹ năng của giám đốc tài chính xoay quanh 4 công việc thường thấy của người làm tài chính bao gồm:
-
Kỹ năng phân tích tài chính: Đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của giám đốc tài chính, giúp giám đốc tài chính CFO có thể nắm được tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể.
-
Kỹ năng quản trị dòng tiền: Với kỹ năng quản trị dòng tiền, giám đốc tài chính CFO có thể điều chuyển dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp một cách hài hòa, từ đó tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả, gây phá sản doanh nghiệp.
-
Kỹ năng quản trị tài chính dự án: Giám đốc tài chính có thể quản lý được dòng tiền của các dự án cũng như có những phương án tài chính phù hợp với từng dự án với kỹ năng này.
-
Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Kỹ năng lập kế hoạch tài chính giúp giám đốc tài chính phác họa được bản kế hoạch sử dụng tiền cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể biết cách sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn.
Nhiệm vụ của giám đốc tài chính CFO
Trong một doanh nghiệp, CFO giữ một vai trò vô cùng quan trọng bởi giám đốc tài chính là một trong những nhân tố hoàn thiện bộ máy tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp. Họ cũng chính là những người chịu trách nhiệm cho việc quản lý và kiểm soát rủi ro về tài chính, lên chiến lược và kế hoạch tài chính báo cáo với cấp trên, giúp công ty đưa ra những quyết định sáng suốt nhất và hạn chế rủi ro hết mức có thể.
Không chỉ vậy, với khả năng sử dụng các công cụ tài chính, CFO còn giúp thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty, doanh nghiệp, từ đó giúp tiết kiệm chi phí đối với các hoạt động kinh doanh được đánh giá không có hiệu quả thông qua các công cụ phân tích và tính toán.
Vai trò của giám đốc tài chính CFO là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn vai trò của giám đốc tài chính với kế toán trưởng song thực ra vai trò của hai chức vụ này hoàn toàn khác nhau. Tại các nước phát triển, giám đốc tài chính là một trong những vị trí không thể thiếu trong mỗi công ty bởi có những nhiệm vụ chỉ duy nhất giám đốc tài chính thực hiện được còn kế toán trưởng thì không thể.
Đối với môi trường doanh nghiệp đầy cạnh tranh và luôn có sự biến động như hiện nay, các giám đốc tài chính CFO cần phải có sự thay đổi để có thể đưa các doanh nghiệp đi đúng hướng. Vai trò của CFO gồm:
-
Vai trò Quản lý: Các CFO sẽ cần tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khá để có thể bảo toàn khối tài sản của công ty thông qua việc kiểm soát và quản lý rủi ro.
-
Vai trò Điều hành: Các CFO sử dụng các mô hình tài chính hợp lý đối với từng công ty và doanh nghiệp, giúp nâng độ hiệu quả và mức độ dịch vụ và chịu trách nhiệm cân bằng chi phí sao cho hợp lý và linh hoạt.
-
Vai trò Chiến lược: CFO chính là người vạch ra các hướng đi tương lai cho công ty giúp nâng hiệu suất kinh doanh, bên cạnh đó cũng cung cấp cho các quản lý cấp cao các kế hoạch tài chính giúp đột phá gia tăng lợi nhuận.
-
Vai trò Xúc tác: CFO là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty, doanh nghiệp có thể hòa hợp với đối tác trong chiến lược kinh doanh.
CEO là gì?
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, hay còn được biết đến với cái tên Giám đốc điều hành (hay tổng giám đốc điều hành,…), là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức. Giám đốc điều hành là người giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT).
Trong văn hóa kinh doanh, hai chức vị tổng giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch hội đồng quản trị có thể cùng do một người đảm nhận. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra trường hợp một người đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc trong khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer – COO). Mặc dù hai vị trí này có thể tách biệt song giữa chủ tịch và tổng giám đốc vẫn có sự dính líu đến nhau trong quản lý công ty.
Để đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực, tại một số nước trong Liên minh châu Âu, họ đã phân ra thành hai ban lãnh đạo riêng biệt. Một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Khi đó, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau. Điều đó cũng giúp ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
Thước đo dành cho CEO chưa bao giờ là giới hạn, CEO không phân biệt giàu, nghèo, cũng chẳng phân biệt học vấn thấp hay học vấn cao. Nhưng một khi đã trở thành CEO thì họ cần am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải “va vấp” và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
COO là gì?
COO là viết tắt của Chief Customer Officer - Giám đốc kinh doanh, một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).
Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì COO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.
HR là gì?
HR là viết tắt của Human Resources, hay còn được biết đến với cái tên quản trị nhân sự trong tiếng Việt. Những công việc mà HR đảm nhiệm thường liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty và có kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực các cá nhân, phòng ban để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Nhân sự HR thường được chia thành 2 mảng chỉnh:
-
Quản trị nhân sự: là công tác quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động.
-
Quản trị nguồn nhân lực: là công tác mang tính chiến lược lâu dài hơn như chiêu mộ và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên. Một số công việc cụ thể như tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên đang tìm việc làm, tư vấn quảng cáo tuyển dụng, tư vấn chiến lược nhân sự.
Các công việc trong ngành HR
-
Tuyển nhân sự mới cho công ty (bao gồm các hoạt động như tìm kiếm ứng viên, tiến hành phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục để ứng viên thử việc).
-
Chuẩn bị làm hợp đồng, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đãi ngộ cho nhân viên mới.
-
Thực hiện đánh giá năng lực nhân viên trong công ty qua KPI hay đánh giá theo hiệu suất công việc để đề xuất thăng tiến tăng lương hay luân chuyển nhân sự
-
Lên kế hoạch đào tạo, phát triển, đề xuất các chế độ đãi ngộ giúp giữ chân người tài, tổ chức các hoạt động gắn kết các nhân viên trong công ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong công ty. Đây là mục tiêu lớn mà phòng ban nhân sự trong các công ty đều hướng đến để giúp công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững.
Senior là gì?
Senior dùng để phân chia các mức độ giữa những người một một công ty hay doanh nghiệp nào đó hay ngành làm việc, lĩnh vực chuyên môn nào đó. Nó có thể hiểu là chỉ những người có kinh nghiệm dày dặn, làm việc đảm bảo tính chuyên môn của công việc và có khả năng giải quyết các vấn đề khó một mình. Nhưng ở một công ty có rất nhiều các bậc senior với các ngành công việc khác nhau, ở mức độ này có thể cân bằng giữa học và làm việc.
Có thể nói, mỗi chức vụ đều đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều giữ một vai trò nhất định đối với sự phát triển và đi lên của công ty hay doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về những thuật ngữ này.