Chính trị là gì? Quan điểm chính trị xưa và nay khác nhau như thế nào?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe đến cụm từ “chính trị” nhưng không mấy ai hiểu rõ về nó. Vậy chính trị là gì? Quan điểm chính trị xưa và nay khác nhau như thế nào? Thái độ và hành động của chúng ta trước vấn đề chính trị?

Chính trị là gì? Quan điểm chính trị xưa và nay khác nhau như thế nào?

Bạn có giải thích được chính trị là gì?
 

Chính trị là gì?

Chính trị là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu đời. Nó có ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Do đó, khi nghiên cứu về chính trị các học giả đã bàn luận không ít giấy mực. Vậy chính trị là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu xem nhé.

Chính trị là một từ mượn Hán Văn

Chính trong từ “chính trị” có nghĩa là làm cho nó chính. Trong tiếng Hán nó gồm chữ “chính” (ngay chính) và bộ “phốc”(vỗ nhẹ). Như vậy, chính có nghĩa là tác động để làm cho ngay chính.
Trị trong từ “chính trị” nghĩa là trị lý, quản lý. Trong tiếng Hán chữ “trị” bao gồm bộ “thủy” (nước) và chữ “di” (vui vẻ). Như vậy trị có nghĩa là dùng biện pháp mềm như nước để tất cả mọi người đều vui vẻ.

Khái niệm chính trị trong tiếng Hy Lạp cổ

Từ “chính trị” đã xuất hiện khi nhà nước cổ Hy Lạp ra đời. Chúng có mặt trong các tác phẩm “Cộng hòa” của Plato hay chính trị của Aristotle. Theo tiếng Hy Lạp cổ từ chính trị có nghĩa là “sự vụ của các thành phố”. Nó có nghĩa là nghệ thuật cai trị và quản lý thành bang của một nhà lãnh đạo. Nó cũng có thể ám chỉ khoa học dành và nắm vương quyền trong thiên hạ.

chính trị là gì

Từ “chính trị” xuất hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle

Từ chính trị trong quan niệm phương Tây

Trong quan niệm phương Tây, từ chính trị được phân thành hai nghĩa đó là:
- Chính trị hình thức: Chỉ những hoạt động của một hệ thống chính thể lập hiến, thủ tục, thể chế được định nghĩa một cách công khai.
- Chính trị phi hình thức: Chính là việc tạo ra các liên minh, thực thi quyền lực để thúc đẩy, bảo vệ những ý tưởng và mục đích.
Tóm lại, theo quan niệm của người phương Tây mỗi hoạt động tác động đến xung quanh đều được coi là làm chính trị.

Khái niệm chính trị trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê

Chính trị là những vấn đề có sự điều khiển của bộ máy nhà nước. Đồng thời, thuật ngữ này cũng ám chỉ quan hệ nhà nước giữa các nước với nhau.

Chính trị theo định nghĩa của Từ Điển Bách Khoa Việt Nam

Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc, tầng lớp xã hội. Mục đích nhằm duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước.

Quan điểm chính trị xưa và nay khác nhau như thế nào?

Chúng ta biết chính trị là một phạm trù rất rộng, khái niệm về chính trị cũng rất đa dạng. Quan điểm chính trị xưa và nay cũng có điểm khác biệt. Vậy cụ thể điểm khác biệt đó là gì? 

Quan điểm chính trị ngày xưa

Chúng ta biết, từ “chính trị” xuất hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle. Sau đó khái niệm này cũng được tiếp nhận bởi các triết gia khác như Khổng Tử, Plato…Tuy nhiên, một điểm chung giữa các triết gia cổ đại này là chính trị là nghệ thuật cai trị và quản lý của các nhà lãnh đạo. 
Đại bộ phận dân chúng đều bị gạt ra khỏi các cuộc chơi chính trị. Thế rồi, khi nắm được vương quyền nhiều người đã trở nên tha hóa, mục rỗng trong bộ máy lãnh đạo. 
Điều này tạo ra bao nhiêu vấn nạn mà người gánh chịu hậu quả lại là người dân. Thế nên, quan điểm chính trị ngày xưa được hiểu là một thứ gì đó rất xấu xa, đối kháng với lợi ích và cuộc sống của nhân dân.

Quan điểm chính trị ngày nay

Khi nền văn minh nhân loại bước qua một trang mới thì quan điểm về chính trị đã có sự thay đổi. Nhất là khi có sự ra đời của nhà nước Hiến pháp đầu tiên trên thế giới. Nhà nước Mỹ khẳng định quyền tự do về tôn giáo, về ngôn luận, quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc… 
Từ đây, cả thế giới làm quen với một khái niệm mới về bản chất của nhà nước. Nhà nước không còn là một thế lực thống trị xã hội mà là một tổ chức quyền lực công. Người dân trao quyền lực cho nhà nước để đổi lại họ được sống trong sự bảo vệ của nhà nước. Đồng thời, tuân thủ theo một trật tự pháp lý đã được nhà nước ban hành. 
Theo đó, quyền lực chính trị thuộc về tay nhân dân để phục vụ xã hội. Chính trị là nghệ thuật quản lý bằng quyền lực xã hội nhưng bị hạn chế bằng pháp luật và được sự giám sát của nhân dân.
 Người dân có đủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền chính trị, được quyền tự do ngôn luận báo chí…Hơn thế, mọi công dân có đầy đủ tiêu chuẩn pháp quy đều có khả năng tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước một cách trực tiếp.

chính trị là gì

Khái niệm chính trị ngày nay đã gắn liền với “tự do”, quyền lực thuộc về tay nhân dân để phục vụ xã hội

Thái độ và hành động của chúng ta như thế nào?

Chúng ta đã từng gán ghép cho chính trị những điều rất tiêu cực. Bởi chúng ta thấy sự sâu mọt, tha hóa của các nhà cầm quyền. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều phải chấp nhận sự thật là con người không hoàn hảo và luôn tư lợi nên quyền lực chính trị dễ bị lạm dụng. 
Tuy nhiên, ngày nay chính trị gắn với tư tưởng “tự do” đã trở thành giá trị phổ quát toàn cầu. Dù thế nào chúng ta cũng không thể chối bỏ nó trong hệ thống chính trị quốc gia nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung. 
Từ lúc sinh ra, chúng ta đã được gán ghép một phần trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta nép mình vào một trật tự chung của xã hội. Tất cả mọi sinh hoạt đều có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến chính trị. 
Dù có lờ đi hay cố tình chối bỏ thì “chính trị” vẫn chạm được vào cuộc sống của chúng ta. Dù chúng ta có chấp nhận hay không thì sự thật là mỗi người đều là thành viên của cộng đồng người sống dưới sự cai quản của quyền lực nhà nước. Thế nên, chúng ta không thể tránh khỏi ảnh hưởng của nền chính trị.
Thay vì bỏ mặc, làm lơ, im lặng chúng ta hãy thật sự làm chủ và có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Mỗi người đều có tư cách để bàn về chính trị để mưu cầu một cuộc sống tự do, hạnh phúc. Mỗi công dân đều có quyền lên tiếng trước cái xấu và bảo vệ cái tốt để bộ máy quản lý nhà nước trở nên hoàn thiện theo đúng nghĩa “vì dân”.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu chính trị là gì cùng những vấn đề xoay quanh chủ đề này.