Chủ thể là gì? Tư cách chủ thể cá nhân trong giao dịch dân sự

Để giải đáp thắc mắc trên, Wiki hỏi đáp xin phép gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây, nguồn kiến thức bổ ích xoay quanh thuật ngữ chủ thể.

Trong xã hội, bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại một hoặc nhiều chủ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ chủ thể là gì, chủ thể quan hệ sở hữu cũng như chủ thể trong pháp luật dân sự.

Để giải đáp thắc mắc trên, Wiki hỏi đáp xin phép gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây, nguồn kiến thức bổ ích xoay quanh thuật ngữ chủ thể.

1. Chủ thể là gì?

Chủ thể là cá nhân hay tổ chức tham gia, góp mặt trong một mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật nào đó nhằm phối hợp để thực hiện một giao dịch hoặc hoàn thiện công việc nhất định.

2. Khái niệm chủ thể quan hệ sở hữu

Liên quan tới mối quan hệ sở hữu, chủ thể quan hệ sở hữu là các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào quan hệ giao dịch dân sự.

Với tài sản hữu hình, chủ thể quyền sở hữu tài sản là những tổ chức, cá nhân sở hữu quyền nắm giữ tài sản trong tay theo quy định về tài sản của luật dân sự. Theo điều 158 thuộc Bộ luật 2015, các quyền đó gồm quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu.

Với tài sản vô hình như trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu tài sản là những tổ chức, cá nhân sở hữu đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Các đối tượng được nhà nước công nhận là chủ thể quyền sở hữu tài sản trí tuệ gồm tác giả, đồng tác giả, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm, người thừa kế quyền tác giả hay người được chuyển giao quyền.

3. Định nghĩa chủ thể pháp luật

Chủ thể pháp luật là các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào mối quan hệ pháp luật. Theo quy định từ pháp luật, những tổ chức hay cá nhân này phải sở hữu quyền cũng như năng lực pháp lý.

Dù mang nét tương đồng, chủ thể pháp luật cùng chủ thể quan hệ pháp luật là hai khái niệm riêng biệt.

Nếu chủ thể pháp luật là các tổ chức, cá nhân tham gia vào mối quan hệ pháp luật và sở hữu quyền cùng nghĩa vụ thì chủ thể quan hệ pháp luật ngoài những điều kiện trên cần bổ sung thêm năng lực hành vi dân sự, pháp luật dân sự để thực hiện cũng như chịu toàn bộ trách nhiệm với hành vi của bản thân.

Như vậy, chủ thể pháp luật gồm các cá nhân như công dân nước sở tại, công dân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp và cá nhân không sở hữu quốc tịch, pháp nhân như trường học, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay hợp tác xã, tổ chức không sở hữu tư cách pháp nhân là xí nghiệp, nhà máy, tổ công tác.

4. Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật

Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật chỉ các tổ chức, đơn vị hay cá nhân sở hữu đầy đủ năng lực hành vi dân sự cũng như năng lực pháp luật khi tham gia mối quan hệ luật pháp.

Để là chủ thể quan hệ pháp luật, đối tượng cần có những yếu tố như năng lực pháp luật, năng lực hành vi pháp luật.

5. Chủ thể trong quan hệ thuộc pháp luật dân sự

Trong mối quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể chính thường được đề cập là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.

5.1. Cá nhân

Là chủ thể chính trong quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân đề cập đến các đối tượng là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp và công dân nước ngoài không có quốc tịch nhưng sống tại Việt Nam.

Theo quy định của luật pháp, mọi cá nhân đều sở hữu năng lực pháp luật dân sự, quyền và nghĩa vụ dân sự tương đương nhau. Năng lực pháp luật dân sự tồn tại từ thời điểm một người được sinh ra và chấm dứt lúc người ấy mất đi.

Năng lực hành vi dân sự thì bắt đầu khi cá nhân đạt đến độ tuổi nhất định (18 tuổi), không mắc bệnh tâm thần hay nghiện chất kích thích, ma túy. Với người ở độ tuổi vị thành niên (từ 16 đến dưới 18 tuổi), nếu muốn thực hiện, xác lập một giao dịch dân sự thì phải có sự đồng ý từ đại diện theo luật pháp.

5.2. Pháp nhân

Trong mối quan hệ độc lập với pháp luật, một chủ thể, tổ chức, cơ quan hay đoàn thể chỉ được công nhận là pháp nhân khi sở hữu đầy đủ bốn điều kiện sau:

- Đối tượng sở hữu cơ cấu tổ chức, mô hình chặt chẽ.

- Đối tượng không chỉ thành lập một cách hợp pháp mà phải đảm bảo tuân thủ trình tự, quy định và thủ tục của pháp luật.

- Đối tượng phải sở hữu tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ bằng những tài sản của mình.

- Đối tượng phải tham gia các mối quan hệ pháp luật một cách độc lập, từ đó xác nhận gánh vác và hưởng quyền cũng như nghĩa vụ riêng biệt.

5.3. Hộ gia đình và tổ hợp tác

Hộ gia đình là một trong những chủ thể quan hệ pháp luật. Theo luật lệ của chính phủ, hộ gia đình sở hữu tài sản, đóng góp công sức chung vào hoạt động kinh tế như nông, lâm, ngư nghiệp hay sản xuất, kinh doanh sẽ được quy định là chủ thể quan hệ dân sự.

Để xác định tư cách chủ thể, các hộ gia đình cần đáp ứng những tiêu chuẩn như sở hữu tài sản chung, tham gia chung hoạt động kinh tế và làm việc trong một số lĩnh vực mà pháp luật quy định.

Với tổ hợp tác, đối tượng nếu hình thành trên nền tảng, cơ sở hợp đồng được chứng thực từ bởi quan có thẩm quyền, cùng nhau đóng góp khối tài sản hoặc công sức nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhất định, sau đó cùng chịu trách nhiệm và hưởng lợi thì được coi là chủ thể quan hệ dân sự.

6. Tư cách chủ thể cá nhân trong giao dịch dân sự

Tư cách chủ thể cá nhân hay còn gọi là năng lực chủ thể cá nhân gồm hành vi, khả năng trên phương diện pháp luật dân sự. Trong đó, năng lực hành vi chỉ khả năng tự kiểm soát, làm chủ và thực hiện hành vi còn năng lực pháp luật là quyền được phép thực hiện.

Dưới đây là một số quy định chung của chính phủ về tư cách chủ thể cá nhân cũng như năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự:

- Dựa trên điều 18 thuộc Bộ luật dân sự vào năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân sẽ không bị hạn chế trừ một vài trường hợp cụ thể được quy định bởi pháp luật. Phần lớn các cá nhân vì vậy sở hữu đầy đủ năng lực pháp luật Dân sự khi tham gia, thực hiện giao dịch.

- Mức thực hiện năng lực hành vi dân sự được quyết định dựa trên thể chất, nhận thức và độ tuổi.

- Với cá nhân sở hữu đầy đủ năng lực hành vi dân sự (người thành niên), họ có đủ khả năng để tham gia và thực hiện mọi giao dịch dân sự.

- Với cá nhân sở hữu chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự (từ 16 đến dưới 18 tuổi), đối tượng này chỉ có tư cách, khả năng xác lập những giao dịch dân sự phục vụ trong cuộc sống thường ngày và phải phù hợp với độ tuổi.

Tuy nhiên, họ vẫn được phép thực hiện một số giao dịch khác khi có sự đồng thuận từ người đại diện pháp luật.

- Với cá nhân chưa sở hữu năng lực hành vi dân sự: Đối tượng này chưa được phép thực hiện giao dịch dân sự. Bởi vậy, mọi giao dịch của họ đều được thực hiện bởi người đại diện theo luật pháp.

- Với cá nhân bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự: Đối tượng này là người từng sở hữu năng lực hành vi dân sự nhưng sau đó trải qua một số nguyên nhân đặc biệt dẫn đến việc hạn chế, tước bỏ năng lực này.

LỜI KẾT

Trên đây là toàn bộ nội dung nổi bật về chủ thể là gì, chủ thể quan hệ sở hữu, chủ thể pháp luật cũng như năng lực pháp luật dân sự. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã tiếp thu nhiều kiến thức thú vị, phục vụ cho học tập lẫn đời sống.